kim ngân hoa
1/5 - (1 bình chọn)

Kim ngân hoa

kim ngân hoa

Theo Y Dược học cổ truyền Việt Nam thì Kim ngân còn có tên khác là nhẫn đông, ngân hoa, song hoa, nhị hoa…

Cây Kim ngân thuộc họ Cơm Cháy.

Đặc điểm thực vật của kim ngân:
Loài Lonicera japonica Thunb thì  kim ngân là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10 m, có nhiều cành, lúc non có màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá có hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng  khoảng 1,5-5 cm dài 3-8 cm. Lá cây xanh quanh năm, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông ( chịu đựng được mùa đông). Hoa mẫu 5 mọc thành cụm hình xim 2 hoa ở kẽ lá. Hoa thơm khi mới nở và  có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Vì trên cây cùng có cả  hoa trắng và hoa vàng nên mới gọi là kim ngân. Tràng hoa cánh hợp dài 2-3 cm  được chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ. Có năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Quả mọng có hình cầu màu đen.

Bộ phận dùng của cây: hoa sắp  nở( kim ngân hoa), cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng).

Phân bố cây mọc hoang ở các miền rừng núi nước ta như Cao bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai…

Thời vụ thu hái: hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ, sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.

Cách chế biến:

-Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi và uống.

– Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô rồi tán bột.

– Hoa tươi hoặc đã phơi khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống ( Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Phương pháp bảo quản vị thuốc:

Do dược liệu dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị, vì vậy chúng ta nên để ở nơi khô ráo, tránh ẩm hoặc đựng trong hũ có lót vôi sống.

Tác dụng dược lý của vị thuốc:

  • Tác dụng kháng khuẩn:vị thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như: vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu, trực khuẩn lî, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao ở người ; cùng nhiều  loại nấm ngoài da, spirochete, virut cúm.
  • Tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh cường độ bằng 1/6 của cà phê.
  • Tác dụng làm hạ cholesterol trong máu.
  • Tác dụng làm tăng bài tiết dịch vị và mật.
  • Tác dụng thu liễm do có chất tanin.
  •  Tác dụng lợi tiểu.

Thành phần hoá học của kim ngân là  flavonoid và  saponin.

Công năng của vị thuốc: thanh nhiệt, giải độc, phát tán phong nhiệt.

Công dụng của vị thuốc: chữa ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.

Cách dùng và liều lượng: ngày dùng 12 – 16 gram. Dạng thuốc sắc, hãm hoặc cao, viên. Có thể dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Độc Tính của vị thuốc:

Thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc kim ngân liên tục 7 ngày với liều cao gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận thì  không có thay đổi gì đặc biệt ( Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam)