sử dụng thuốc tại bệnh viện
Rate this post

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN

sử dụng thuốc tại bệnh viện

Contents

1. Tình hình sử dụng thuốc tại bệnh viện:

Trong  năm 2003 và 2004 qua báo cáo của 664 bệnh viện (25 bệnh viện trung ­­ương, 162 bệnh viện tỉnh, 445 bệnh viện huyện, 30 bệnh viện ngành) cụ thể như­­ sau:

Đơn vị: 1.000đ

STT Sử dụng thuốc Năm 2003 Năm 2004
1 TS tiền thuốc 1.362.958.014 1.646.868.138
Trong đó:
a Tiền thuốc BHYT 485.657.003 541.514.719
% so với tổng tiền thuốc 36% 33%
b Tiền thuốc viện phí 877.301.011 1.105.353.419
% so với tổng tiền thuốc 64% 67%
c Thuốc kháng sinh 737.784.794 931.764.843
% so với tổng tiền thuốc 54% 56%
d Tiền thuốc vitamin 26.103.493 31.308.417
% so với tổng tiền thuốc 2% 2%
e Tiền thuốc sản xuất trong n­­­­ước 261.138.382 322.933.808
% so với tổng tiền thuốc  19%  20%
g Tiền thuốc nhập ngoại 1.101.819.632 1.323.934.330
% so với tổng tiền thuốc 81 % 80 %
2 Tiền dịch truyền các loại 185.565.022 254.388.781
3 Tiền hoá chất xét nghiệm 247.371.533 293.006.400
4 Máu (lít) 107.717 124.813
Tiền máu 47.583.411 54.172.499

 

Kết quả thống kê 2 năm 2003, 2004 cho thấy:

  1. Tổng tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tăng, do số gi­­ường bệnh gia tăng trong năm 2004 so với các năm trư­­ớc trong đó:
  • Tỉ lệ tiền thuốc vitamin chiếm 2% tổng tiền thuốc. Năm 2000, 2001, 2002, tỉ lệ chiếm 5 – 7% tổng tiền thuốc. Tiền thuốc vitamin giảm đi nhiều. Đây quả là một kết quả đáng mừng, phải chăng là sử dụng vitamin đã hợp lý, không còn lạm dụng do có sự can thiệp của Chỉ thị 05. Tiền thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 54 – 56% tổng tiền thuốc. Điều này cho thấy bệnh nhiễm khuẩn vẫn là bệnh chiếm nhiều tại Việt Nam.
  • Thuốc sản xuất trong nư­­ớc chiếm 19 – 20% tổng tiền thuốc. Do thuốc sản xuất trong nư­­ớc là thuốc thông thư­ờng, giá rẻ. Thuốc đặc trị chữa bệnh phần lớn phải dùng thuốc nhập khẩu, giá đắt. Điều này cho thấy các doanh nghiệp d­­ược Việt Nam cần xem xét lại cơ cấu mặt hàng và ngành hóa d­­ược Việt Nam cần đư­­ợc đầu tư­­ sản xuất nguyên liệu làm thuốc và nhanh chóng nghiên cứu sản xuất các hóa dược đã hết thời gian đăng ký bản quyền để chủ động về thuốc và giá thuốc phục vụ cho khám chữa bệnh.
  • Tiền thuốc thử hoá chất xét nghiệm tăng. Điều này cho thấy khu vực cận lâm sàng ngày càng phục vụ tốt cho chẩn đoán, như­­ng cũng không loại trừ có sự lạm dụng các xét nghiệm không cần thiết.
  • Nhu cầu sử dụng máu điều trị tăng hàng năm. Cần tăng cư­­ờng vận động hiến máu nhân đạo, tăng c­­ường xây dựng các ngân hàng máu và sản xuất chế phẩm máu đảm bảo chất lư­­ợng tại tuyến tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu máu trong điều trị.

 

2. Thiếu thông tin về thuốc và kiến thức cập nhật

Ví dụ: Kiến thức lạc hậu về sử dụng methionin

Có nhiều người hiểu sai rằng methionin là thuốc nhất định phải có trong điều trị bệnh về gan. Thói quen này mâu thuẫn nghiêm trọng với sự thực rõ ràng là bệnh gan cũng dẫn tới giảm khả năng thải trừ amino acid của gan. Bác sĩ điều trị cũng chưa quan tâm đến nguyên nhân gây ra homocystin niệu và các biến chứng có liên quan do quá liều methionin.

ở những bệnh nhân mắc bệnh gan cấp tính hoặc mạn tính có nguy cơ gây ra bệnh não do gan. Sinh bệnh học có liên quan tới mất khả năng của gan để giải độc protein và amino acid. Amoniac và mercaptan được hình thành từ urê và hợp chất chứa sulfua, các chất này có thể gây hôn mê cho người bệnh (sự hiện diện của mercaptan trong hơi thở của bệnh nhân mắc bệnh não do gan thường gây ra mùi đặc trưng)

Tác dụng của methionin trong điều trị

Nhiều bác sỹ dùng methionin cho người bệnh mà không đánh giá thông tin để phân tích tình trạng, các nguy cơ và sự hợp lý trong các trường hợp bệnh khác nhau,
chú ý:

  • Chỉ dùng methionin giống như dùng acetylcystein để điều trị ngộ độc đối với những thuốc có độc tính đối với gan như paracetamol
  • Không dùng methionin điều trị cho bệnh nhân viêm gan hoặc xơ gan.

Để thay đổi thói quen chỉ định methionin chưa đúng cần cung cấp thông tin cho bác sĩ về sử dụng methionin (đọc phần phụ lục khuyến cáo về sử dụng methionin)

Ví dụ: Vấn đề lạm dụng glucocorticoid

Sử dụng thường xuyên glucocorticoid khi dùng các loại thuốc tiêm truyền là chưa hợp lý. Bác sĩ sử dụng corticoid trong điều trị với “mục đích phòng ngừa sốc phản vệ”. Do sự thiếu hiểu biết nên việc lạm dụng glucocorticoid trong điều trị như một thói quen thường xuyên. Hầu hết các phản ứng da do các thuốc kháng sinh được cho là các triệu chứng của phản vệ và vì thế mối lo ngại nguy cơ này bị thổi phồng. Bác sĩ thiếu kiến thức cơ bản về cơ chế phản ứng có hại chậm của nhiều loại thuốc kháng sinh. Vấn đề này cần được thảo luận và đánh giá qua phân tích về nguy cơ, lợi ích và tính hiệu quả của việc sử dụng glucocorticoid thường xuyên. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần tăng cường kiểm soát sử dụng glucocorticoid.

Ví dụ: Thiếu kiến thức về tương tác thuốc (trong phối hợp thuốc)

Bác sĩ, dược sĩ thiếu hiểu biết về cơ chế cơ bản của tương tác thuốc. Không nhận thức được những hậu quả nguy hiểm của tương tác thông thường như giữa cimetidin và theophylin hoặc giữa erythromycine và các thuốc kháng histamin. Mặc dù trong bệnh viện thường sử dụng các thuốc cũ, nhưng thiếu kiến thức về tương tác thuốc do đó không biết được các nguy cơ do tương tác thuốc và biện pháp để giảm tối thiểu các nguy cơ này, hoặc không biết tận dụng tương tác có lợi tăng hiệu quả điều trị, giảm liều thuốc.

 

3. Sử dụng kháng sinh chưa hợp lý gây hậu quả gia tăng các chủng vi khuẩn  kháng thuốc

Lựa chọn kháng sinh hợp lý thật sự không đơn giản. Làm thế nào để lựa chọn thuốc thích hợp với yêu cầu lâm sàng của người bệnh?

Trước hết cần sử dụng hướng dẫn điều trị những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất; Chọn kháng sinh điều trị đúng tác nhân gây bệnh trong mỗi bệnh, đồng thời sử dụng thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại địa phương và căn cứ vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Tăng cường giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.

Để khắc phục các vấn đề sử dụng thuốc chưa hợp lý trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần tăng cường triển khai hoạt động giám sát kê đơn hợp lý, triển khai hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện, khuyến khích bác sĩ, dược sĩ tiếp cận với thông tin y học (medline, internet, danh mục tham khảo, thuốc thiết yếu, tạp chí Y học) và nắm được phương pháp lựa chọn thông tin chất lượng.

4. Chưa quan tâm đến hiệu chỉnh liều thuốc cho bệnh nhân là các đối tượng đặc biệt

Chưa quan tâm hiệu chỉnh liều thuốc cho nhóm bệnh nhân đặc biệt: người bệnh suy giảm chức năng gan và thận, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú. Sử dụng thuốc chưa hợp lý về khoảng cách đưa thuốc, thời gian dùng thuốc.