tương tác thuốc
Rate this post

ĐỀ PHÒNG CÁC NGUY CƠ TƯƠNG TÁC THUỐC.

tương tác thuốc

Việc đề phòng các nguy cơ  tương tác thuốc nhất thiết phải thông qua sự hiểu biết về dược lý học; Bác sĩ, dược sĩ cần kết hợp với nhau nhằm tránh cho bệnh nhân những nguy cơ vô ích.

1. Các trường hợp tương tác có thể xẩy ra

  • Tương tác không dự kiến trước được điều gì. Việc đăng ký các tương tác này phải có ý nghĩa lâm sàng phải được tiến hành thông qua các trung tâm cảnh giác thuốc đã được các nhà thực hành cảnh báo (thầyy thuốc hay dược sĩ). Việc đăng ký phải thực hiện theo một phương pháp chính xác nhất.
  • Tương tác dự kiến trước được: Chúng ta đặt mình trong tình hình những hiểu biết đã được kiểm tra kỹ hiện nay (các tương tác dược động học hoặc tương tác dược lý học) và như vậy các cán bộ thực hành sẽ phải có trách nhiệm – Nhưng ta phải nhớ rằng tác dụng phụ có thể không thể xảy ra. Tất cả là ở vấn đề về liều lượng, thời gian dùng thuốc, trình tự thời gian dùng các thuốc, số lần sử dụng thuốc và tính nhạy cảm với thuốc ở mỗi cá thể riêng lẻ. Nếu sau một lần dùng thuốc mà có nguy cơ thì cần nhớ  trong gần như toàn bộ trường hợp ta có thể khống chế, quản lý được các nguy cơ đó.

 

2. Những biện pháp đơn giản để dự phòng tương tác thuốc

Về bác sĩ kê đơn:

  • Không phối hợp một lúc quá 5 thuốc, trừ các trường hợp đặc biệt. Trình độ của thầyy thuốc không được đo theo độ dài của đơn. Đây cũng là một vấn đề cần phải giáo dục cộng đồng.
  • Không phối hợp các thuốc khi lợi ích của sự phối hợp chưa được chứng minh rõ ràng. Phải hỏi bệnh nhân cặn kẽ về những đơn thuốc mới được kê và những thuốc mà họ vẫn tự mình sử dụng một cách thường xuyên (hay tự điều trị).
  • Khi có nghi ngờ, thì kiểm tra lại qua máy tính hay qua sách mới nhất và vận dụng những thông tin thu thập được vào người bệnh.

Với các dược sĩ lâm sàng, người phát thuốc:

  • Thẩm định đơn thuốc để phát hiện và đánh giá nguy cơ có tương tác thuốc, sau đó hoặc là quản lý đơn giản bằng lời khuyên (dùng các thuốc cách nhau ít nhất hai giờ), hoặc là trao đổi với thầy thuốc để hỏi xem bác sĩ có ý thức được nguy cơ không?
  • Hỏi bệnh nhân xem đã  tự điều trị bằng những thuốc gì không, hoặc là bệnh nhân có chữa theo nhiều thầy thuốc cùng kê đơn hay không (thầy thuốc đa khoa, chuyên khoa, và người bệnh tự ý dùng lẫn lộn nhiều thuốc của nhiều đơn khác nhau).

Việc quản lý hồ sơ của các bệnh nhân trong trường hợp đó là một trong những biện pháp tốt nhất. Khi có một chút nghi ngờ nào đó, tra cứu ngay tài liệu hay một ngân hàng dữ liệu trên máy tính để thông tin, hướng dẫn.