tương tác thuốc
Rate this post

PHÁT HIỆN – PHÂN TÍCH – QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC

Ví dụ Ông A. 43 tuổi, viêm họng được chỉ định dùng erythromycin 500mg x 2 viên/ 2 lần/ngày sáng một viên và chiều một viên. Bệnh nhân nói rằng có đau nửa đầu, và bác sỹ kê ergotamin tartrat 1mg x 1 viên/ngày

tương tác thuốc

Giai đoạn 1 – Phát hiện: Có tương tác thuốc hay không?

Thấy rằng ergotamin tartrat, là một alcaloid của nấm cựa gà và một kháng sinh họ macrolid (erythromycin), có nguy cơ gây thiếu máu cục bộ rồi  hoại tử, nguy cơ cao ở các chi dưới và tử vong. Ban đầu, bệnh nhân có thể có đầu chi lạnh và dị cảm. Giai đoạn này ngắn, và tiến triển đến thiếu máu cục bộ cấp tính ở vùng đùi, kèm co thắt mạch mạnh và lan toả. Tuy vậy, những vùng khác cũng có nguy cơ như vậy: thiếu hay tụ mạch máu não (liệt nửa người), mạch máu cơ tim (thiểu năng động mạch vành), lưỡi (hoại tử lưỡi), mạc treo ruột và mắt.

Giai đoạn 2 – Phân tích – bản chất là gì?

Đó là do erythromycin (nhóm macrolid) đã ức chế các enzym của microsom-  chịu trách nhiệm về dị hoá ergotamin, và hậu quả là nhiễm độc ergotamin. Thấy rằng macrolid do làm giảm độ thanh thải ergotamin nên đã giảm giảm thải trừ thuốc và tăng nồng độ thuốc trong huyết tương dẫn đến độc.

Chú ý: Bên cạnh hiện tượng cảm ứng enzym được diễn ra trong 15 đến 20 ngày, hiện tượng ức chế enzym thể hiện ở ngay ngày đầu tiên dùng thuốc. Đây không phải là sự cạnh tranh ở các vị trí thụ thể, đó chính xác là sự hình thành các phức hợp không có hoạt tính sinh học cytochrom – thuốc.

Giai đoạn 3 – Quản lý – phải xử trí thế nào?

  • Đối với thầy thuốc: Phải thay đổi macrolid thành kháng sinh khác hoặc bỏ macrolid, và chỉ dùng Dalacine để chữa nhiễm khuẫn có thể do tụ cầu này.
  • Đối với dược sĩ:Khi nhìn thấy đơn thuốc phải báo cho thầy thuốc về nguy cơ, để thầy thuốc thay đổi đơn thuốc vì phải tránh tương tác này.
  • Bàn luận: Không phải tất cả các alcaloid của nấm cựa gà đều cho cùng tương tác này, mà chỉ có ergotamin và dihydroergotamin (chất dihydroergocornin và dihydroergocryptin có trong thành phần nhiều biệt dược) là  khi phối hợp với một số macrolid sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu cục bộ nặng.
  • Đặc biệt nguy cơ này quan trọng đối với tri – acetyl oleandomycin, erythromycin. Đối với các macrolid khác (Josamycin, Midecamycin, Rovamycin…) nguy cơ này là hãn hữu.

Chú ý:

  • Đầu tiên, người thầy thuốc ghi đơn phải đảm bảo đơn không tồn tại các nguy cơ đã biết hay.
  • Người dược sĩ cấp thuốc khi nhận đơn, đọc đơn phải chịu trách nhiệm thông báo về các tương tác thuốc nguy hiểm.
  • Người điều dưỡng phải chú ý đến những dấu hiệu lâm sàng khác lạ sau khi dùng thuốc; đảm bảo là đưa vào trong dịch tiêm truyền, trong bơm tiêm chứa những hoạt chất tương hợp về phương diện lý hoá. Cuối cùng, người bệnh có quyền đòi hỏi mọi sự đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, và các nhà chuyên môn phải có trách nhiệm trong việc điều trị.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here