Mối liên hệ giữa Alpha-Linolenic Acid và bệnh lý đột quỵ

0
418
Alpha-Linolenic Acid
Alpha-Linolenic Acid
Rate this post

Axit alpha linolenic là một hoạt chất hữu cơ đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể con người. Hiện nay hoạt chất này đã được ứng dụng để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và giảm hậu quả của đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra câu hỏi Axit alpha linolenic có thực sự có công dụng đó hay không? Cùng tìm hiểu những thông tin cần biết về Axit alpha linolenic và bệnh lý đột quỵ ngay sau đây!

Contents

Bệnh lý đột quỵ và nguyên nhân  

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý nguy hiểm cấp tính thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào dẫn tới các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật trên toàn thế giới. Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã xác định được hơn 1000 phân tử có đặc tính bảo vệ não, hơn 200 thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện nhưng cho đến nay hầu hết các phương pháp điều trị phòng ngừa và bảo vệ thần kinh đều thất bại[1].

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi như tiền sử gia đình, tuổi tác… và các yếu tố bệnh lý như đái tháo đường, mỡ máu, thừa cân, béo phì,… Trong đó, nguyên nhân đặc biệt chính là vấn đề dinh dưỡng. Việc tăng tiêu thụ muối và thực phẩm béo trong bữa ăn hằng ngày có thể thúc đẩy tăng huyết áp và béo phì, đây là những yếu tố nguy cơ nổi tiếng của đột quỵ. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống hiện đại của phương Tây thiếu axit béo omega-3 nghiêm trọng và điều này có thể làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch vành và đột quỵ [2]

Lợi ích của Axit alpha-linolenic đối với đột quỵ

Công thức cấu tạo Alpha-Linolenic Acid (ALA)
Công thức cấu tạo Alpha-Linolenic Acid (ALA)

Axit alpha-linolenic (ALA) [3] là axit béo không bão hòa đa omega-3 thiết yếu có nguồn gốc từ thực vật phải thu được thông qua chế độ ăn uống. Đây chính là một phần lý do tại sao sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng omega-3 có thể ảnh hưởng tới sự phát triển hoặc suy giảm của một số bệnh lý tim mạch và thần kinh[4].

Axit alpha-linolenic giảm nguy cơ gây đột quỵ

ALA là một loại dược phẩm dinh dưỡng tiềm năng để bảo vệ não khỏi đột quỵ. Lượng alpha-Linolenic Acid (ALA) có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ  Một nghiên cứu thực hiện đối với 20.069 đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh, tuổi từ 20 đến 65 tại Hà Lan với chế độ ăn uống theo thói quen được đánh giá ở mức cơ bản. Kết quả sau 8-13 năm theo dõi cho thấy những người được bổ sung ALA trong chế độ dinh dưỡng có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 35-50% so với nhóm tham chiếu[5].

Một nghiên cứu khác để kiểm tra mối quan hệ giữa axit béo trong huyết thanh và nguy cơ đột quỵ tiến hành lồng ghép trên 96 người đàn ông bị đột quỵ và 96 đối tượng kiểm soát phù hợp. Kết quả cho thấy nồng độ axit alpha-linolenic trong huyết thanh có liên quan độc lập đến việc giảm 37% nguy cơ đột quỵ[6].

Xem thêm: HT Strokend – Giải pháp mới trong phòng ngừa tai biến

Axit alpha-linolenic giảm làm giảm tổn thương não sau đột quỵ

Không chỉ có tác dụng làm giảm nguy cơ gây đột quỵ, axit béo không bão hòa đa Axit alpha-linolenic omega-3 được biết là có tiềm năng điều trị một số rối loạn thần kinh và tâm thần, đóng vai trò là yếu tố điều chỉnh bệnh và nhắm đến các khuyết tật sau đột quỵ. 

Axit alpha-linolenic có khả năng làm giảm làm giảm tổn thương não sau đột quỵ
Axit alpha-linolenic có khả năng làm giảm làm giảm tổn thương não sau đột quỵ

Một nghiên cứu được tiến hành bằng cách thực hiện ba mũi tiêm liên tiếp với liều ALA bảo vệ thần kinh làm tăng quá trình hình thành tế bào thần kinh và biểu hiện các protein quan trọng liên quan đến chức năng khớp thần kinh, cụ thể là synaptophysin-1, VAMP-2 và SNAP-25, cũng như các protein hỗ trợ dẫn truyền thần kinh glutamatergic, cụ thể là V-GLUT1 và V-GLUT2. Sau ba lần tiêm liên tiếp ALA tăng cường bảo vệ kết quả cho thấy ALA  làm giảm thể tích vùng nhồi máu sau thiếu máu cục bộ 24 giờ, sau khi tắc động mạch não giữa trong 1 giờ hoặc là liệu pháp sau điều trị [7].

Axit alpha-linolenic được dùng như can thiệp dinh dưỡng qua đường ruột hoặc đường tiêm chống lại sự thiếu hụt cảm biến và nhận thức sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Một nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh tính hiệu quả mạnh mẽ đối với các khiếm khuyết phổ biến do đột quỵ như mất kiểm soát vận động và trí nhớ/học tập. Kết quả hai loại bổ sung ALA (đường uống hoặc đường tiêm) đều cải thiện khả năng học tập không gian và trí nhớ sau đột quỵ. Sự cải thiện nhận thức này tương quan với khả năng sống sót cao hơn của các tế bào thần kinh hồi hải mã[8].

Một nghiên cứu khác được thực hiện để nghiên cứu tác dụng của axit alpha-linolenic trong một mô hình thiếu máu cục bộ cục bộ liên quan đến lâm sàng đối với đột quỵ đã cho một kết quả đầy hứa hẹn để bảo vệ thần kinh. Đó là riluzole và axit alpha-linolenic có thể có giá trị điều trị chống lại tổn thương do thiếu máu cục bộ/tái tưới máu cục bộ cho não. Sự bảo vệ tốt nhất đạt được khi tiêm axit alpha-linolenic trong liệu pháp ba tuần cũng như với một liều duy nhất của điều trị kết hợp (2 mg/kg riluzole + 250nmol/kg axit alpha-linolenic)[9].

Tài liệu tham khảo

  1. Nicolas Blondeau (xuất bản tháng 1 năm 2016), The nutraceutical potential of omega-3 alpha-linolenic acid in reducing the consequences of stroke, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  2. Tác giả Nguemeni C và cộng sự (xuất bản tháng 1 năm 2013) Axit alpha-linolenic: một loại dược phẩm dinh dưỡng đầy hứa hẹn để ngăn ngừa đột quỵ. Google Scholar. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  3. Dược sĩ Thu Trang (ngày 17 tháng 4 năm 2023), Điểm nổi bật của Axit alpha linolenic (ALA) so với EPA và DHA, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  4. Nicolas Blondeau và cộng sự (xuất bản ngày 19 tháng 2 năm 2015), Alpha-Linolenic Acid: An Omega-3 Fatty Acid with Neuroprotective Properties—Ready for Use in the Stroke Clinic? Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  5. Tác giả, Janette de Goede và cộng sự (xuất bản ngày 25 tháng 3 năm 2011), Alpha-linolenic acid intake and 10-year incidence of coronary heart disease and stroke in 20,000 middle-aged men and women in the Netherlands, Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  6. J A Simon, Serum fatty acids and the risk of stroke, Tháng 5 năm 1995,Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  7. Nicolas Blondeau và cộng sự (xuất bản tháng 11 năm 2009), Subchronic alpha-linolenic acid treatment enhances brain plasticity and exerts an antidepressant effect: a versatile potential therapy for stroke, Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  8. Miled Bourourou và cộng sự (xuất bản tháng 9 năm 2016), Alpha-linolenic acid given as enteral or parenteral nutritional intervention against sensorimotor and cognitive deficits in a mouse model of ischemic stroke, Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.
  9. C Heurteaux và cộng sự (xuất bản ngày 14 tháng 11 năm 2005), Alpha-linolenic acid and riluzole treatment confer cerebral protection and improve survival after focal brain ischemia,Pubmed, truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2023.