Trong Y Dược học cổ truyền, tam thất là một vị thuốc quý, được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau.
Tam thất là một trong những vị thuốc có tác dụng nhiều mặt trong đó tác dụng nào cũng đáng tin cậy cả. Vì vậy theo những người xưa, nhất là trong nhà có phụ nữ thì tam thất được quý hơn vàng vì có những lúc bệnh cấp, có vàng cũng chưa chắc đổi được tam thất mà dùng. Vì vậy mới có tên là “ vàng không đổi”.
Củ tam thất theo y học cổ truyền thì có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được dùng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.
Theo dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
SAU ĐÂY LÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA TAM THẤT
– Tam thất dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống.
– Tam thất đùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ. Củ tam thất có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Liều lượng dùng: để cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày uống 10 – 20 gr, chia làm 4 đến 5 lần; dùng để bổ dưỡng, mỗi ngày người lớn 5 – 6 gr, chia hai lần, với trẻ em thì tuỳ tuổi dùng bằng 1/3 – 1/2 liều so với người lớn. Đối với phụ nữ có thai không được dùng tam thất.
Một số bài thuốc trong đông ycó vị tam thất:
- Dùng phòng và chữa bệnh đau thắt ngực: mỗi ngày uống 3-6 gr bột tam thất ( 1 lần), chiêu với nước ấm.
- Dùng chữa các vết bầm tím do ứ máu ( kể cả ứ máu trong mắt): mỗi ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 gr, cách nhau 6-8h, chiêu với nước ấm.
- Dùng chữa chứng máu ra nhiều sau khi đẻ: tam thất tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi lần 8gr, ngày uống 2-3 lần.
- Dùng chữa thiếu máu hoặc huyết hư ( các chứng sau khi sinh):
+ Bột tam thất uống 6gr/ ngày.
+ Tần gà non cùng với tam thất, ăn nguyên con.
- Dùng chữa suy nhược cơ thể ở những người già yếu và phụ nữ sau khi sinh: tam thất 12gr, sâm bổ chinh 40gr, ích mẫu 40gr, kê huyết đằng 20gr, hương phụ 12gr. Đem tán nhỏ, uống ngày 30gr ( có thể sắc uống với liều thích hợp).
– Dùng để chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ: tam thất 4gr, ngải điệp 12gr, ô tặc cốt 12gr, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8gr, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4gr. Dùng sắc uống mỗi ngày trong vòng 1 tháng.
*Tam thất nam chữa kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt ( vòng kinh thay đổi dài ngắn không chừng), người gầy, da xanh sạm hoặc sau sinh rong huyết kéo dài, kém ăn, kém ngủ, chóng mặt, nhức đầu, người mệt mỏi:
+ Tam thất dùng 4gr, ngải điệp 12gr, ô tặc cốt 12gr, đương quy, xuyên nhung, đơn bì, đan sâm, mỗi vị 8gr, một dược, ngũ linh chi, mỗi vị 4gr , dùng sắc uống mỗi ngày trong vòng1 tháng.
- Dùng chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt ra quá nhiều, đau nhức mình mẩy sau sinh:
Tam thất nam ngày dùng 6-10gr. Sử dụng dưới dạng thuốc sắc, bột mịn hoặc ngâm rượu để uống.
Tam thất nam, hồi đầu, lượng bằng nhau đem tán nhỏ. Mỗi lần uống 2-3gr với nước đun sôi để nguội, ngày 2-3 lần, uống 5-7 ngày.
Dùng chữa các vết bầm tím do ứ máu ( kể cả ứ máu trong mắt): ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 gr, cách nhau 6-8 tiếng, chiêu với nước ấm.
Dùng chữa đau thắt lưng: bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 gr, chia 2 lần ( cách nhau 12 tiếng), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.
- Dùng chữa bệnh bạch cầu cấp và mạn tính: đương quy 15-30 gr, xuyên khung 15-30 gr, xích thược 15-20 gr, hồng hoa 8-10 gr, tam thất 6 g, sắc uống.