ngộ độc chì
Rate this post

Tiên lượng và đề phòng nhiễm độc chì 

 Chì không có vai trò có lợi về sinh lý trong  cơ thể. Nồng độ chì máu toàn phần bình thường dưới 10 µg /dL ( theo Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 µg /dL.

Con người tiếp xúc với chì qua nhiều nguồn khác nhau trong cuộc sống như:

a) Các loai thuốc nam dùng uống, bôi, được dân gian gọi là thuốc cam, thuốc tưa lưỡi,… lưu hành bất hợp pháp có chì ( hồng đơn).

b) Trong sơn có chì như các loại sơn cũ, đồ chơi dùng sơn chì.

c) Trong môi trường sống như bụi từ sơn chì cũ, đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, dùng xăng có chì, nước từ đất ô nhiễm, hệ thống ống dẫn nước bằng chì ( loại ống cũ), không khí từ các hoạt động công nghiệp có chì, khói do xăng dầu có chì.

d) Nghề nghiệp cũng có nguy cơ cao phơi nhiễm chì như sửa chữa bộ tản nhiệt động cơ, sản xuất thuỷ tinh, hướng dẫn tập bắn, thu gom đạn, nung, nấu chì, tinh chế chì, đúc, cắt chì, sơn, công nhân xây dựng (làm việc với sơn chì), sản xuất nhựa polyvinyl chloride, phá, dỡ bỏ tàu, sản xuất, sửa chữa và tái sử dụng ắc quy.

đ) Thực phẩm nhiễm chì như  đồ hộp có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì, các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm từ môi trường do không được kiểm soát tốt

e) Các nguồn có nhiễm chì khác như Vật dụng ( Ví dụ như  đồ gốm, sứ thủ công có chì), mảnh đạn chì trên cơ thể, pin có chì, lưới đánh cá buộc chì.

 

1,  Tiên lượng

–  Nồng độ chì máu  trên 70 µg/dL thường gây hội chứng não cấp ở trẻ nhỏ.

–  Hội chứng não cấp dễ gây tử vong hoặc di chứng thần kinh, tâm thần nặng nề: có  tỷ lệ tử vong là 65% khi chưa có thuốc gắp chì và giảm xuống <5% khi có các thuốc gắp chì có hiệu quả, 25-30% trẻ sẽ bị di chứng vĩnh viễn bao gồm chậm phát triển trí tuệ ( mất khả năng học tập và tự phục vụ), co giật, mù, liệt.

–  Phần lớn các trẻ có chì trong máu tăng nhưng không có triệu chứng rõ và vẫn có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ và thể chất, cần phải điều trị.

–  Có mối liên quan tỷ lệ nghịch giữa chỉ số IQ của trẻ em với  nồng độ chì máu, ngay cả khi nồng độ chì máu thấp.

2,  Phòng bênh

– Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức của người dân, khi bị bệnh chỉ khám ở các cơ sở có đăng ký và dùng các thuốc lưu hành hợp pháp.

– Loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ gây nhiễm độc chì trong cuộc sống hàng ngày như sơn có chì, sản phẩm, đồ chơi có chì,…

– Giữ vệ sinh môi trường, đặc biệt ở nhà , trường học, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ ( đặc biệt rửa tay, cắt móng tay, không đưa tay và mọi vật lên miệng). Trẻ em ở những nơi có ô nhiễm chì bên cạnh việc xử lý môi trường cần chú ý thường xuyên cung cấp đủ các chất khoáng cần thiết như canxi, sắt, kẽm, ma giê,…

–  Đảm bảo vệ sinh và  an toàn lao động, đặc biệt với các nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần đảm bảo môi trường và an toàn lao động, tránh gây ô nhiễm, kiểm tra sức khỏe ( gồm xét nghiệm chì máu) định kỳ.

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here