ngộ độc cyanid
Rate this post

Contents

         Chẩn đoán ngộ độc cyanid

1. Chẩn đoán dựa vào việc hỏi bệnh nhân: bệnh nhân trước đó có ăn sắn, măng tươi hay có tiếp xúc với các nguồn có chứa Cyanide hay không?

 2. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh

–       Đầu tiên bệnh nhân có cảm giác nóng lưỡi và họng, đau đầu, chóng mặt, kích thích,

đau bụng, buồn nôn, thở nhanh sâu.

–       Nếu nặng hơn, bệnh nhân có rối loạn ý thức,hôn mê,ngừng thở,tụt huyết áp,co giật.các triệu chứng xuất hiện nhanh từ  30 phút đến 1-2 giờ sau ăn.

–       Trong ngộ độc nặng có đau ngực, mạch chậm, tụt huyết áp thậm chí không có triệu chứng ban đầu, khó thở nhanh sâu ngay lập tức, sau đó nhanh chóng hôn mê, co giật, rối loạn huyết động, toan chuyển hóa nặng ( toan lactic), ngừng tuần hoàn. Tử vong có thể xảy ra chỉ trong vài phút ngay sau ăn. Nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ không để lại di chứng.

–       Trên thần kinh trung ương gây đau đầu, lo lắng, lẫn lộn, chóng mặt, hôn mê,    co

giật.

–       Trên timvmạch:lúc đầu nhịp nhạnh,tăng huyế táp,sau đó nhịp chậm,hạ huyết

áp, bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu thất.

–       Trên Hô hấp lúc đầu thở nhanh,sau đó thở chậm,phù phổi.

–       Trên tiêu hóa gây đau bụng,nôn.

–       Trên Da lúc đầu có màu đỏ như quả anh đào, sau đó chuyển màu tím.

–       Trên thận gây suy thận, tiêu cơ vân.

–       Trên Gan gây  hoại tử tế bào gan.

–      Trên  Máu tĩnh mạch: máu màu đỏ tươi vì do giảm xử dụng oxy ở tổ chức do vậy nồng độ Oxyhemoglobin ở máu tĩnh mạch cao. Do vậy mặc dù tụt huyết áp, ngừng thở, nhị pchậm nhưng nhìn không tím.

          3. Xét nghiệm cận lâm sàng:

+     Khí máu của động mạch: nhiễm toan chuyển hóa, có tăng khoảng trống Anion,  Lactat tăng cao. Lactat > 10 mmol/l sẽ gợi ý ngộ độc Cyanide. Khí máu của tĩnh mạch: chênh lệch độ bão hòa/áp lực riêng phần oxy giữa máu động mạch và tĩnh mạch thấp.

+ Đo nồng độ Carboxyhemoglobin và Methemoglobin (bằng máy CO- Oximetry) đặc biệt trong các trường hợp nhiễm độc đồng thời với khí Carbon monoxit (ví dụ trong hỏa hoạn hoặc cháy xe cộ hoặc nhiễm những thuốc gây Methemoglobin).

+Đo nồng độ Cyanide trong máu:từ0,5-1mg/l gây nhịp nhanh,đỏ da,nồng độ: 1-2,5mg/l gây uám,từ2,5-3mg/l gây hôn mê,nồng độ>3mg/l gây tử vong.

–       Đường mao mạch:loại trừ hôn mê do hạ đường huyết:

–       Xét nghiệm Acetaminophen,Salicylate:loại trừ ngộ độc thuốc cùng uống.

–       Điện tâm đồ loại trừ những rối loạn dẫn truyền do thuốc gây ra QRS và QTc kéodài.

Test thử thai cho những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

4. Chẩn đoán mức độ: gồm 3mứcđộ : phụ thuộc đường ngộ độc,thời gian bị nhiễm

độc và lượng độc chất, dạ dày rỗng, pH dạ dày.

 

 

 

 

 

                               Bảng 1 Mức độ ngộ độc Cyanua

 

Ngộ độc nhẹ: Ngộ độc trung bình: Ngộ độc nặng:
Buồn nôn. Mất ý thức trong thời gian ngắn. Hôn mê sâu.
Chóng mặt. Co giật. Đồng tử giãn, không phản ứng với ánh sáng.
Ngủ gà. Tím. Suy hô hấp, suy tuần hoàn.
        5. Chẩn đoán xác định:

Có ăn sắn, măng tươi hoặc có tiếp xúc với nguồn có chứa Cyanide Có triệu chứng của ngộ độc Cyanide, xét nghiệm nhiễm toan chuyển hóa,

lactic máu tăng cao, định lượng Cyanide.

          6. Chẩn đoán phân biệt:

–        Ngộ độc Sunphua hydro trên  lâm sàng và cận lâm sàng tương tự ngộ độc Cyanua nhưng:

+     Thường ngộ độc xuất hiện ở các khu vục khép kín với vật liệu hữu cơ bị

phân hủy như : các cống nước thải, hầm ủ, khoang tàu để hoang, hầm biogas,…

+     Bề mặt các đồ vật làm bằng kim loại (đặc biệt là bạc) trên người nạn nhân nhuốm màuđen.

+     Thường hồi phục nhanh hơn nếu cấp cứu hồi sức tốt.

+     Xét nghiệm Cyanua âm tính.

–        Các trường hợp suy hô hấp, tuần hoàn , hôn mê, co giật xuất hiện và tiến triển nhanh khác:

+     Ngộ độc do khí Carbonmonoxide.

+     Ngộ độc các  hóa chất diệt chuột gây co giật (Tetramine, Flouroacetamide, Fluoroacetate,hóachấtbảovệthựcvậtclohữucơ).

+     Các bệnh lý không phải do ngộ độc (đặc biệt khi đến muộn ở giai đoạn tụt huyết áp không đáp ứng với điều trị,đã mất não hoặc tử vong):các dạng sốc, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, trạng thái động kinh, hen phế quản ác tính,…