Trong thời đại hiện nay, khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân được nâng cao nhưng vẫn có thể bắt gặp tỉ lệ khá cao trẻ mắc bệnh còi xương (9.4% trẻ dưới 3 tuổi theo Viện Nhi Hà Nội). Còi xương là bệnh gây nên do tình trạng thiếu Vitamin D, yếu tố cầ thiết để có đủ Canxi trong xương. Bệnh chỉ có thể khỏi khi tăng cường bổ sung Vitamin D cho trẻ chứ không phải bổ sung Canxi như nhiều quan niệm sai lầm của người chăm sóc trẻ.
I. Nguyên nhân bệnh còi xương:
- Thiếu ánh nắng mặt trời do nhà ở quá chật hẹp, điều kiện thời tiết nhiều sương ít nắng, do quan niệm sai lầm trong việc giữ trẻ lâu trong nhà sau sinh…
- Do chế độ dinh dưỡng: trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ nuôi bằng sữa mẹ.
- Yếu tố thuận lợi khác: bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi do đây là thời gian xương phát triển nhất. Trẻ đẻ non hoặc thiếu cân có nguy cơ còi xương cao hơn bình thường hoặc trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin…
II. Dấu hiệu lâm sàng:
Dấu hiệu lâm sàn tùy thuộc giai đoạn của bệnh.
1. Biểu hiện thần kinh:
Là biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
- Trẻ quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình…
- Ra mồ hôi trộm
- Trẻ thường bị rụng tóc ở gáy
2. Biểu hiện ở xương:
- Xương sọ: mềm xương; thóp rộng, bờ mềm, chậm kín thóp, các bướu xương sọ thường xuất hiện muộn
- Xương hàm: xương hàm dưới chậm phát triển, xương hàm trên úp quá mức gây bẹt hoặc vòm miệng sâu
- Răng mọc chậm và lộn xộn
- Lồng ngực: có thể có chuỗi hạt sườn hoặc biến dạng lồng ngực
- Ở chi: đầu xương cổ tay có thể phì đại thành “vòng cổ tay”. Nếu trẻ lớn có thể thành chân vòng kiềng…
- Xương sống: gù vẹo cột sống
3. Biểu hiện khác:
Trẻ thường giảm trương lực cơ, chậm phát triển vận động, da xanh, lách to…
III. Cận lân sàng
1. X-quang:
Dấu hiệu chậm cốt hóa xương:
- lồng ngực: thấy hình nút chai
- xương sọ: chậm cốt hóa
- xương chi: có sự bất thường đầu chi như đầu xương bè ra, đường cốt hóa nham nhở…
- xương sống: có thể thấy đường viền đôi ở cột sống
2. Sinh hóa:
- canxi máu bình thường hoặc giảm
- photpho máu bình thường hoặc giảm
- photphatase kiềm bình thường hoặc tăng
- canxi niệu giảm
- photpho niệu tăng
III. Điều trị
- Có hạ canxi máu: cho canxi theo đường tĩnh mạch 48h, sau đó cho vitamin D.
- Không hạ canxi máu: dùng 4000 đv vitamin D/ngày trong 2 tháng, tổng liều 200.000 đv
- Việc thêm canxi là không cần thiết nếu chế độ ăn cung cấp đủ.
IV. Dự phòng
1.Với mẹ:
Cho uống 1000-1200 đv vitamin D ở quý cuối cùng khi có thai trong 1 ngày hoặc 1 lần duy nhất 100.000-200.000 đv từ tháng thứ 7 nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
2.Với con:
- ăn uống: tốt nhất cho trẻ bú sữa mẹ, cho ăn sam khi cầm thiết. Sau khi cai sữa cần đảm bao mỗi ngày 200ml sữa.
- tận dụng các yếu tố thiên nhiên: ánh sáng, không khí, nước và xoa bóp thể dục, cần cho trẻ chơi ngoài trời với thời gian thích hợp.
- phòng bệnh đặc biệt bằng liều vitamin D: liều khuyên dùng 800-1800 đv/ngày, trẻ thấp cân cần 1500-1600 đv/ngày kèm theo canxi và photpho
- đối với trẻ ít được chăm sóc cho 600.000 đv (15 mg vitamin D) bắt đầu từ khi sinh, như vậy có thể bảo vệ bé từ 6 tháng đến 1 năm.