Rate this post

Tả là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính, đại lưu hành với biểu hiện lâm sàng thay đổi tùy từng trường hợp mắc. Bệnh nhân có khả năng tử vong cao trong vài giờ nếu không được điều trị khẩn trương và đúng cách do mất nước và điện giải nặng.

Contents

I. Đặc điểm dịch tễ học:

  1. Vùng: thường gặp ở xứ nóng, châu Á, châu Phi.
  2. Mùa: tùy từng nơi và tùy từng nước. Ở Việt Nam, miền Bắc xuất hiện nhiều vào tháng 607, miền Nam là tháng 2-3.
  3. Hình thái dịch: thường xuất hiện dưới hình thái đại dịch.

II. Qúa trình dịch:

1.Mầm bệnh:

Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn Vibro cholera, kích thước ngắn, hơi cong hình dấu phẩy, kích thước 1.5-3 x 0.2-0.5 micromet.

Là vi khuẩn hiếu khí, phát triển nhanh ở 37 độ C, phát triển dễ dàng trên môi trường nuôi cấy thông thường, đặc biệt trên môi trường kiềm cao muối mặn.

Vi khuẩn tồn tại lâu ở điều kiện ngoại cảnh như phân (5 ngày), nước (20 ngày), thực phẩm (6-10 ngày)… nhưng dẽ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và hóa chất.

2.Nguồn truyền nhiễm:

  • Người mắc bệnh: đào thải mầm bệnh qua phân và chất nôn trong thời kỳ toàn phát
  • Người khỏi mang mầm bệnh: người khỏi còn giải phóng mầm bệnh trong khoảng 10 ngày đến 1 tháng
  • Người lành mang mầm bệnh: thời gian mang vi khuẩn tối đa là 3 tuần, thường 5-7 ngày

3.Đường truyền nhiễm:

Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa thông qua 1 số yếu tố truyền nhiễm như nước, thực phẩm, ruồi…

4.Cơ chế cảm nhiễm:

Bệnh gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi nhưng thường mắc ở người có điều kiện vệ sinh kém, đời sống kinh tế thấp.

Diễn biến trung bình bệnh từ 10-15 ngày

III. Phòng chống dịch

1. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:

  • Phát hiện người bệnh dựa vào lâm sàng (đau bụng, nôn, tiêu chảy nhiều lần…); dịch tễ học (tính chất bệnh và tiền sử tiếp xúc); và cận lâm sàng (soi tươi hoặc nuôi cấy bệnh phẩm là phân và chất nôn).
  • Khai báo khẩn cấp bắt buộc từ dưới lên trên và phải thông báo quốc tế.
  • Cách ly và điều trị người ốm: người ốm cần cách ly trong thời gian dài tại nhà hoặc cơ sở y tế gần nhất. Thời gian cách ly từ khi mắc bệnh đến hết triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm 3 lần cách nhau 5 ngày âm tính; theo dõi 3 tháng sau khỏi, mỗi tháng xét nghiệm 1 lần, nếu còn nghi ngờ theo dõi tiếp 6 tháng. Nếu không có điều kiện xét nghiệm có thể thôi cách ly bệnh nhân sau 14 ngày kể từ ngày khỏi bệnh.
  • Theo dõi người tiếp xúc trong 5 ngày, nếu có dấu hiệu nghi ngờ phải cách ly. Có thể cho uống phòng tetraxiclin, SMP trước khi đi vào vùng dịch.
  • Tẩy uế theo đúng yêu cầu: tẩy uế tức khắc và tẩy uế lần cuối cùng.

2. Biện pháp đối với nguồn cảm nhiễm:

  • Cần giải quyết tốt vấn đề ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi, vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
  • Cung cấp nước sạch với chất lượng tốt, giá thành hợp lí, có thể sử dung nước máy mini, nước giếng khoan
  • Xử lí tốt chất thải bỏ: thu dọn phân rác, diệt ruồi…
  • Thực hiện nghiêm ngặt quá trình kiểm dịch: đây là biện pháp bảo vệ, vệ sinh biên giới nhằm ngăn ngừa dịch tả lây lan giữa các vùng sinh thái và các lãnh thổ khác nhau.

Tàu bị coi là có dịch nếu có 1 trường hợp tả trên tàu hoặc đã xảy ra 1 trường hợp tr trong vòng 5 ngày trước khi cập bến

Tàu coi là khả nghi khi xuất phát từ nơi có dịch và hành trình chưa quá 5 ngày

Tàu được coi là không có dịch khi xuất phát từ nơi không có dịch hoặc nơi có dịch nhưng đã quá 5 ngày