Nang lông thường là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn, khi da bị kích thích, xây xát hay gặp 1 rối loạn chuyển hóa nào đó, vi khuẩn vốn đang sống kí sinh trên da này sẽ phát triển nhanh chóng gây những ổ viêm nang lông trên da. Tùy mức độ của bệnh mà ảnh hưởng của nó đến thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của bệnh nhân sẽ khác nhau.
Ở nước ta hiện nay, bệnh viêm nang lông khá phổ biến, thường gặp nhiều vào mùa hè, nhất là khi thời tiết nồm ẩm. bệnh có thể gặp cả ở nam lẫn nữ, ở mọi lứa tuổi khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tụ cầu.
Bệnh tiến triển theo từng đợt và rất dễ tái phát, đặc biệt ở những người lao động, người hay ra nhiều mồ hôi, da nhờn ẩm.
1.Viêm nang lông nông
-mức độ viêm rất nông, chỉ giới hạn ở phần cổ nang lông nên gọi là viêm cổ nang lông.
-triệu chứng lâm sàng thường gặp:
+khởi phát chân lông hơi tấy đỏ, đau rồi xuất hiện mụn mủ nhỏ vàng nhạt, xung quanh có quầng đỏ, có thể thấy sợi lông xuyên qua. Khi mụn khô đóng thành vảy tiết, bong đi không để lại sẹo.
+thường gặp ở vùng da đầu, vùng mặt, cằm, gáy, lông mày, vùng nách, vùng mu và mặt duỗi tứ chi. Ở mí mắt, mụn mủ hay tái phát gọi là lẹo.
+bệnh nhân thường có ngứa và đau, nhất là ở vùng da đầu và da mặt
-yếu tố thuận lợi: da bị xây xát, dùng kem phấn, dầu gội, sữa tắm…
-điều trị: cồn iod 2% hoặc dung dịch Xanh methylen 2%. Khi tổn thương đóng vảy có thể dùng mỡ kháng sinh.
2.Viêm nang lông sâu
-nguyên nhân thường gặp nhất do tụ cầu gây ra
-yếu tố thuận lợi: suy giảm miễn dịch, cơ địa dễ nhiễm khuẩn, kích thích liên tục do gãi, hóa chất bôi, xà phòng…
-viêm lan rộng đến phần giữa nang lông
-triệu chứng lâm sàng thường gặp:
+chân lông nổi sẩn nhỏ, đỏ, đau, giữa đỉnh có mụn mủ, sau vài ngày tự tiêu có thể để lại sẹo nhỏ
+mụn mủ nang lông ở vùng da đầu, thường tái phát, dai dẳng hàng tháng hoặc hàng năm. Hai hình thái thường gặp là mảng gồ ghề bao gồm những sẩn nhỏ hình chóp đỏ, mụn mủ, vảy mủ và cục nhỏ nổi cao, ăn sâu xuống dưới, sờ chắc, đau, có khi liên kết thành mảng dày.
+thường gặp ở vùng da đầu, mặt, vùng gáy, nách và vùng mu
+bệnh nhân thường ngứa nhiều
-điều trị tại chỗ: bằng cách bôi thuốc sát khuẩn như chấm cồn iod 2% hay bôi dung dịch màu Xanh methylen 2%…
-điều trị toàn thân: kháng sinh, kháng histamin, vitamin nhóm B, C…
3.Nhọt
-nguyên nhân do tụ cầu vàng
-yếu tố thuận lợi: xây xước da, vệ sinh da kém, chấn thương, nghiện rượu, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch…
-triệu chứng lâm sàng:
+là tình trạng viêm nang lông sâu có hoại tử tổ chức xung quanh
+khởi phát giống mụn mủ nang lông nhưng kích thước to hơn, lúc đầu rắn, sưng nóng đỏ đau và ăn sâu xuống tận hạ bì, sau vài ngày thì mềm dần và mưng mủ rồi vỡ ra để lộ ngòi vàng nhạt. Ngòi này được tạo nên bởi tổ chức hoại tử của nang lông, vi khuẩn và xác bạch cầu. Khi ngòi đùn ra để lại hõm sâu có tổ chức hoại tử, nếu điều trị tổn thương lên tổ chức hạt, lành dàn cuối cùng để lại sẹo hơi lõm.
+nhọt có thể gặp ở bất cứ vùng da nào nhưng thương ở da đầu mặt cỏ và mông
+bệnh nhân có thể đau nhức, sốt và sưng đau các hạch lân cận
-các thể lâm sàng thường gặp bao gồm:
Đinh râu
Hậu bối
Nhọt ống tai
Nhọt ổ gà
Bệnh nhọt
-điều trị:
+điều trị tại chỗ: giai đoạn đầu tổn thương tấy đỏ bôi cồn iod 2%; giai đoạn hình thành mủ có ngòi, nhọt mềm thì chích tháo mủ, rửa và dẫn lưu; giai đoạn đóng vảy khô thì bôi mỡ kháng sinh.
+điều trị toàn thân: sử dụng kháng sinh, vitamin nhóm B, C…