2. Các bài thuốc chữa hen phế quản khi hết cơn hen:
Để phòng tránh các cơn hen tái phát lại hoặc lên cơn hen nhưng nhẹ, chu kỳ tái phát chậm, cần chữa tận gốc bệnh đó là hồi phục công năng của tạng tỳ, phế, thận.
a. Phế hư:
Hay gặp ở người hen phế quản lâu ngày có kèm theo giãn phế nang, suy giảm chức năng hô hấp, giai đoạn đầu tâm phế mạn.
- Triệu chứng: ho, ho có đờm loãng số lượng nhiều, thở ngắn gấp, sợ lạnh, tự ra mồ hôi, nói yếu nhỏ, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, dễ cảm lạnh tái phát cơn hen, ngạt mũi, sổ mũi, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu hoãn vô lực, đây là các triệu chứng của phế khí hư. Trong trường hợp phế âm hư sẽ có các triệu chứng như ho, ho có đờm nhưng ít, thở gấp, miệng họng khô, hâm hấp sốt về chiều, chất lưỡi đỏ ít rêu hoặc không có rêu, mạch nhanh nhỏ.
- Phương pháp chữa: bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn.
- Các bài thuốc:
Bài 1: bài “Ngọc bình phong tán gia giảm” gồm: hoàng kỳ: 12g, thêm tử tô: 12g, bạch truật: 12g, phòng phong: 3g.
Bài 2: Trong trường hợp phế âm hư dùng bài “Sinh mạch tán gia giảm” gồm: đảng sâm: 16g, mạch môn: 12g, sa sâm: 12g, ối mẫu: 12g, ngọc trúc: 8g, ngũ vị tử: 6g.
Bài 3: bài “Quế chi gia Hoàng kỳ thang” gồm: đại táo: 12g, quế chi: 8g, bạch thược: 8g, hoàng kỳ: 8g, gừng: 4g. Trong trường hợp phế khí hư thì thêm đảng sâm: 16g, ngũ vị tử: 12g.
Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: phế du, cao hoang, chiên trung, thận du, tỳ du, quan nguyên nếu phế khí hư. Châm bổ tại các huyệt trên nếu là phế âm hư.
b. Tỳ hư:
- Triệu chứng: Ho, ho có đờm nhiều, mệt mỏi vô lực, sắc mặt vàng, chán ăn, đầy bụng, đại tiện loãng, ăn nhiều chất béo dễ bị tiêu chảy, phù thũng, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hoãn tế vô lực.
- Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ.
- Các bài thuốc:
Bài 1: gồm: đảng sâm: 16g, ý dĩ: 16g, hoài sơn: 16g, bạch truật: 12g, trần bì: 8g, bán hạ chế: 8g, xuyên tiêu: 6g.
Bài 2: bài “Lục quân tử thang” gồm: bạch truật: 12g, phục linh: 12g, trần bì: 8g, bán hạ chế: 8g, đảng sâm: 6g, cam thảo: 6g.
Bài 3: bài “Phụ quế lý trung thang” gồm: đảng sâm: 12g, bạch truật: 12g, phụ tử quế: 12g, can khương: 8g, cam thảo: 6g, nhục quế: 4g.
Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt: tỳ du, vị du, phế du, quan nguyên, thận du, túc tam lý.
b. Thận du:
Chức năng nạp khí của tạng thận bị rối loạn do thận âm hư hoặc thận dương hư.
- Triệu chứng: Trong trường hợp thận dương hư: thở gấp, triệu chứng tăng khi lao động, hồi hộp, ho có đờm, đau lưng mỏi gối, sợ lạnh, sắc nặt trắng bệch, tiểu nhiều, nước tiểu trong dài, lưỡi đạm, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trầm tế vô lực. Trường hợp thận âm hư: thở gấp và ngắn, hồi hộp, ho, ho có đờm bọt, đau lưng mỏi gối, hoa mắt chóng mặt, ù tai, miệng họng khô, lòng bàn tay chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện phâm táo, lưỡi đỏ khô, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.
- Phương pháp chữa: thận dương hư thì ôn khí nạp thần, thận âm hư thì tư âm bổ thận.
- Các bài thuốc:
Bài 1: bài “Thận khí hoàn” dùng trong thận dương hư gồm: thục địa: 12g, hoài sơn: 12g, hắc phụ tử: 12g, sơn thù: 8g, phục linh: 8g, trạch tả: 6g, đan bì: 6g, nhục quế: 4g. Đem sắc uống 1 thang/ngày hoặc làm thành viên hoàn uống 20g/ngày, ngày uống 2 lần.
Bài 2: bài “Hữu quy ẩm” dùng trong thận dương hư gồm: kỷ tử: 12g, phụ tử chế: 12g, sơn thù: 8g, phục linh: 8g, hoài sơn: 8g, thục địa: 6g, cam thảo: 6g, nhục quế: 6g. Đem sắc uống 1 thang/ngày hoặc làm viên hoàn uống 20g/ngày, ngàyvuoosng 2 lần.
Bài 3: bài “Lục vị hoàn” dùng trong thận âm hư gồm: thục địa: 16g, hoài sơn: 12g, sơn thù: 8g, phục linh: 8g, trạch tử: 8g, đan bì: 8g. Đem sắc uống 1 thang/ngày hoặc làm thành viên hoàn uống 20g/ngày, ngày uống 2 lần.
Bài 4: bài “Tả quy ẩm” dùng trong thận âm hư gồm: thục địa: 16g, sơn thù: 8g, hoài sơn: 8g, kỷ tử: 8g, phục linh: 8g, cam thảo: 4g. Đem làm thành viên hoàn uống 20g/ngày, uống ngày 2 lần.
Bài 5: bài “Hà sa đại tạo hoàn” gồm: thục địa: 80g, đỗ trọng: 60g, quy bản: 60g, hoàng bá: 60g, rau thai nhi khô: 40g, mạch môn: 40g, thiên môn: 40g, ngưu tất: 40g. Đem tất cả tán nhỏ làm viên hoàn uống 20g/ngày, uống ngày 2 lần.
Ngoài ra có thể phối hợp cứu tại các huyệt quan nguyên, khí hải, thận du, mệnh môn, phế du, chiên trung trong thận dương hư hoặc châm bổ tại các huyệt đó cùng với huyệt tam âm giao, thái khê trong thận âm hư.