mã đề
Rate this post

Tác dụng của cây mã đề

cây mã đề

Việt Nam chúng ta có thảm thực vật vô cùng phong phú với rất nhiều loài thực vật dùng làm thuốc, trong đó không thể không nói tới Mã đề.

Đặc điểm thực vật và phân bố của cây mã đề: mã đề là loại cỏ sống lâu năm, thân nhẵn. Lá mọc thành cụm ở gốc, phiến lá có  hình thìa hoặc hình trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mọc thành cụm bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa mã đề lưỡng tính. Quả dạng hộp, trong quả chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Mã đề mọc hoang và được trồng nhiều ở khắp nước ta.

Cách trồng cây mã đề: mã đề  được trồng bằng hạt chọn  ở những cây khỏe; hạt nhẵn và đen. Thường đem trồng vào mùa xuân và mùa thu, tốt nhất là vào mùa thu. mã đề ưa đất tốt,độ  ẩm vừa phải. khi đất tốt cây rất to.

Những bộ phận dùng và  chế biến của mã đề:

+ Hạt mã đề phơi hoặc sấy khô gọi là xa tiền tử.

+ Toàn cây mã đề đem bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo.

+ Lá của mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Công năng, chủ trị của cây mã đề: mã đề có tính mát, vị ngọt, tác dụng lợi niệu, giải nhiệt ở gan, phổi. Được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm amidal, viêm bàng quang, đau mắt đỏ, ngoài ra nhờ tính vị lành tính mã đề cũng có thể được dùng để giải rượu rất tốt.

Liều dùng của vị mã đề: Ngày dùng 6 – 12g, dùng sắc uống. Hạt mã đề được gói trong bọc vải sắc cùng các vị thuốc khác.

Lưu ý: nếu không phải bệnh về nhiệt không nên dùng mã đề.

Bài thuốc có vị  mã đề:

+ Dùng để chữa ho, tiêu đờm: mã đề 10g, Cam thảo 5g, Cát cánh 12g, đổ ngập nước, đun sôi 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.

+ Dùng để thông lợi tiểu: hạt mã đề 10g, Cam thảo 5g, nước 600ml, sắc trong 30 phút, dùng nước sắc uống thay nước trong ngày.

Dùng để chữa viêm cầu thận mạn tính: mã đề 20 g, ý dĩ 16 g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12 g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6 g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống mỗi  ngày một thang.

Dùng chữa sỏi niệu: hạt mã đề 12-40 g, kim tiền thảo 40 g, thạch vĩ 20-40 g, hoạt thạch 20-40 g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20 g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12 g. Sắc uống mỗi  ngày một thang.

Dùng chữa viêm bàng quang cấp tính: mã đề 16 g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12 g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Dùng chữa ho, tiêu đờm: mã đề 10 g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 2 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Dùng chữa lỵ  mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Những lưu ý khi sử dụng:

-Không được dùng mã đề cho phụ nữ có thai, người già thận yếu hay đi tiểu về đêm ( không nên dùng mã đề )

-Đối với trẻ nhỏ, nếu dùng mã đề để điều trị ho sẽ hay gây hiện tượng đái dầm.

-Tránh nhầm lẫn vị mã đề với cây mã đề nước ( cây màu tía, cây thủy sinh chỉ hay dùng đề làm cảnh )