Rate this post
dược liệu

Để thu được các hoạt chất cần thiết có trong dược liệu thì chúng ta cần tiến hành chiết xuất các hoạt chất đó.

Chiết xuất dược liệu là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật( dược liệu). Sản phẩm thu được là một dung dịch của các chất hòa tan trong dung môi. Phần ung dịch này được gọi là dịch chiết. Có ba quá trình quan trọng xảy ra đồng thời trong chiết xuất là:

–  Qúa trình hòa tan của chất tan vào dung môi.

–  Quá trình  khuyếch tán của chất tan trong dung môi.

–  Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật hay dược liệu.

Các yếu tố ảnh hưởng lên ba quá trình này là: bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt độ, áp suất, cấu tạo của vách tế bào, kích thước tiểu phân bột dược liệu…Các yếu tố này sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình chiết xuất.

Khi chiết xuất dươc liệu, quá trình chiết xảy ra chủ yếu ở hai khu vực là: bên trong dược liệu và giữa các lớp dung môi. Trong đó, quá trình xảy ra bên trong dược liệu có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả chiết và phụ thuộc vào bản chất dược liệu (cấu trúc, tính chất lý hoá...)Các phương pháp chiết xuất thường  tác động đến các yếu tố bên ngoài, nhằm đạt được hiệu quả chiết cao trong thời gian ngắn đối với mỗi loại dược  liệu nhất định. Dưới đây là một số phương pháp chiết xuất thường gặp.

Chiết xuất bán liên tục

(Còn được gọi là phương pháp chiết xuất nhiều bậc, phương pháp chiết xuất ngược dòng tương đối hay phương pháp chiết xuất ngược dòng gián đoạn).

Phương pháp này sử dụng một hệ thống thiết bị gồm nhiều bình chiết xuất khác nhau, có thể mắc thành một dãy từ 4-16 bình chiết,nối tiếp nhau. Quá trình coi như là ngược chiều tương đối vì thực tế dược liệu không chuyển động hay đi chuyển.

  • Các bước tiến hành:

Ban đầu, dược liệu và dung môi được nạp vào trong tất cả các thiết bị, dược liệu được ngâm vào dung môi trong một khoảng thời gian nhất định (tuỳ dược liệu và dung môi sử dụng). Lúc này dược liệu và dung môi đều không chuyển động tức là ở trạng thái tĩnh. Sau đó dịch chiết được chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác một cách tuần tự. Hệ thống này cho phép đóng ngắt một cách có chu kỳ một trong các thiết bị ra khỏi hệ thống tuần hoàn, cho phép tháo bã dược liệu ở bình đã  chiết kiệt rồi nạp dược liệu mới. Sau đó, thiết bị này được đưa vào hệ thống tuần hoàn. Dịch chiết đậm đặc nhất được dẫn qua nó mà dịch chiết này vừa đi qua tất cả các thiết bị chiết còn lại. Tiếp theo đó, lại đóng ngắt một thiết bị kế tiếp mà trước đó dung môi mới vừa mới được dẫn qua. Số lượng thiết bị càng nhiều thì quá trình chiết xảy ra càng gần với quá trình chiết liên tục. Tại  đây, bã dược liệu trước khi ra khỏi hệ thống thiết bị sẽ được tiếp xúc với dung môi mới nên dược liệu sẽ được chiết kiệt. Dịch chiết trước khi ra khỏi hệ thống chiết sẽ được tiếp xúc với dược liệu mới nên dịch chiết thu được sẽ đậm đặc nhất. Như vậy, quá trình chiết xảy ra theo nguyên tắc: “dung môi mới tiếp xúc với dược liệu cũ và dược liệu mới tiếp xúc với dung môi cũ”. Trong phương pháp chiết xuất này, quá trình chiết xảy ra gần với quá trình ngược chiều, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp chiết ngược chiều tương đối.

  • Ưu điểm của phương pháp( so với phương pháp chiết gián đoạn)

– Dịch chiết thu được là đậm đặc.

-Hoạt chất được chiết kiệt.

  • Nhược điểm của phương pháp:

– Hệ thống thiết bị chiết cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích lắp đặt.

– Phức tạp.

– Thao tác mang tính thủ công.

-Qúa trình này không tự động hoá  được.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here