Rate this post

Liệt mặt (liệt dây VII) là chứng bệnh thường gặp trong y khoa mà dân gina thường gọi là “méo mặt”. Liệt dây VII có thể đơn thuần hoặc phối hợp với dây khác hoặc kết hợp liệt nửa người.

1. Nguyên nhân

a. liệt VII trung ương

thường do nguyên nhân gây tổn thương trực tiếp vào não bộ như tai biến mạch máu não, u não, viêm não…

b. liệt VII ngoại biên

_do viêm nhiễm như viêm đa dây thần kinh sọ, viêm đa rễ và dây thần kinh, viêm màng não…

_do chấn thương như chấn thương sọ não gây vỡ xương đá, do phẫu thuật (đặc biệt sau mổ viêm tai xương chũm)…

_do u: u góc cầu-tiểu nao, u ác tính nền sọ…

_do lạnh (liệt Bell)

2. Triệu chứng lâm sàng

a. liệt VII ngoại biên

_tổn thương từ nhân trở ra

_quan sát bệnh nhân lúc nghỉ:

Miệng méo về bên lành

Nhân trung lệch về bên lành

Rãnh mũi-má bên liệt nông, bên lành sâu hơn

Khe mắt bên liệt như rộng ra, mắt kém linh hoạt

_quan sát bệnh nhân khi làm động tác:

Không chụm miệng thổi lửa hay huýt sáo được

Nếp nhăn trán bên liệt nông hoặc mất

Khi nhắm mắt thường không nhắm được hoặc nhắm không kín, nhãn cầu có vẻ lên trên và ra ngoài, chỉ thấy khe mắt toàn lòng trắng (dấu hiệu Charles Bell +)

Bệnh nhân ăn cơm, uống nước rơi vãi bên liệt

Bệnh nhân có lệch lưỡi giả tạo

Phản xạ mũi mi giảm

_trường hợp liệt 2 bên thì không có sự mất cân đối vẻ mặt như đã mô tả.

_liệt mặt biến chứng thành co cứng thấy cơ bên liệt có giật sợi cơ. Miệng và nhân trung lệch về bên liệt.

b. liệt VII trung ương

_tổn thương từ nhân trở lên, không bao gồm nhân

_đặc điểm: mất cân đối vẻ mặt kín đáo, chỉ liệt rõ phần dưới của mặt

_không có dấu hiệu Charles Bell

_thường kèm liệt nửa người cùng bên

3. Chẩn đoán xác định

Dựa vào sự mất cân đối nét mặt lúc bình thường cũng như khi làm động tác trên mặt.

4. Điều trị

a. nguyên tắc chung

Điều trị theo nguyên nhân gây liệt (nội, ngoại khoa)

Bảo vê mắt tối đa, khi hở khe mi> 1 cm dễ gây loét kết-giác mạc.

Không châm cứu khi có giật sợi cơ

Phục hồi chức năng theo chiều vòng, ưu tiên bên liệt trước

b. điều trị liệt VII do lạnh

-dùng thuốc điều hòa vi mạch như Paraverin 4mg x 4v/ ngày, Fonzylan 300mg/ ngày

-corticoid: dùng càng sớm càng tốt: Prednisolon liều 0,5-1 mg/kg/ ngày; đợt dùng 5-10 ngày

nếu nặng có thể dùng 60-80 mg/ngày trong 10-14 ngày sau đó hạ liều

vitamin nhóm B: b1, b6, b12 tiêm bắp

Methylcobalamin 500mg, tuần 3 lần, sau đó chuyển uống 4 mg/ngày

-vệ sinh răng miệng tốt, giữ ấm vùng mặt, tránh lạnh thêm

-lết hợp vật lí liệu pháp: chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ mặt ngày 2 lần…

-kích thích bằng điện Galvanic hoặc châm điện từ ngày thứ 3-4 của bệnh. Khi dây thần kinh đã bị kích thích biểu hiện co cứng mặt phải dừng ngay

-khi đạt được kết quả điều trị phải giảm thuốc, cho bệnh nhân phục hồi chức năng, hướng dẫn bệnh nhân tự luyện tập trước gương…

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here