Rate this post

Sau khi sinh, 1 số trẻ có thể xuất hiện các hiện tượng sinh lí khác trẻ cùng trang lứa, tuy nhiên, nhưng hiện tượng đó có thể hết sức bình thường mà cha mẹ, người chăm sóc không cần quá lo lắng.

Contents

1.Vàng da sinh lí:

Trẻ xuất hiện vàng da nhưng chỉ là hiện tượng thoáng qua có thể tự hết mà không cần điều trị gì. Hiện tượng này mất đi sau khoảng 5-10 ngày sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

  • Một số hồng cầu vỡ sau hiện tượng đa hồng cầu của thai và tỉ lệ HbF (75-80%) giảm, do đó giải phóng nhiều Bilirrubin tự do.
  • Các chức năng chuyển hóa Bilirubin của gan chưa đầy đủ làm Bilirubin ứ đọng trong máu nhiều
  • Tính thấm thành mạch tăng làm Bilirubin ngấm vào tổ chức mỡ dưới da làm da có màu vàng

Tuy nhiên không nên chủ quan rằng vàng da là “sinh lí” mà ta cần theo dõi trẻ hàng ngày, nếu vàng da tăng nhanh, có vàng mắt, vàng da trước ngày thứ 3, trẻ quấy khóc, bỏ bú… thì đó là bệnh lí. Cần đưa trẻ đến ngay co sở y tế để điều trị.

2.Sụt cân sinh lí:

Thường sau khi sinh, trẻ bắt đầu sụt cân từ ngày thứ 2-3 nhưng sau đó đến ngày thứ 10-12 thì hết. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, gặp ở khoảng 80% trẻ sau sinh với các đặc điểm:

  • Sụt dưới 10% cân nặng sau sinh
  • Không có hiện tượng bệnh lí khác kèm theo như sốt, khó thở, tiêu chảy, nôn,bỏ bú… và trẻ hồi phục nhanh

Có nhiều hình thức sụt cân khác nhau như sụt cân trong tuần đầu rồi tăng dần, đến cuối tháng thứ nhất tăng 600-1200g so với khi sinh, sụt cân trong 3-4 ngày đầu rồi tăng trở lại rồi tiếp tục tăng lên hay có thể sụt rồi lại tăng cân…

Nguyên nhân của hiện tượng này được bết đến do:

  • Mất nước qua da, hơi thở, qua chất dịch, nước tiểu… trong khi trẻ chưa bú được nhiều
  • Chất thải như phân su, nước tiểu và chất dịch do trẻ nuốt trong thời kỳ bào thai được thải bỏ ra ngoài

Như vậy, trẻ vẫn cần phải theo dõi sau khi phát hiện sụt cân. Nếu tính trạng sụt cân không có đặc điểm như trên cần gặp bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và theo dõi thêm.

3.Biến động sinh dục:

Tré có thể thấy bị sưng nhẹ 2 bên vú, nhưng tính chất sưng không kèm nóng đỏ, sờ thấy tròn mềm, hơi chắc như hạch, đó là sữa non của tuyến vú. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ trai và trẻ gái, kéo dài trong khoảng 10-15 ngày có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Khi đó, cần nhớ không được nắn bóp mà chỉ cần giữ sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, hình thành áp xe vú.

Một số trẻ gái có thể xuất hiện vài giọt máu ở cửa mình, số lượng không nhiều, không có ở chỗ khác. Hiện tượng này do ảnh hưởng từ nội tiết tố của mẹ sang con, có thể tự mất đi sau 1-2 tuần. Có thể sử dụng vitamin K1 2-5mg tiêm bắp hoặc uống 1 lần và đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, sau khi sinh, cần chăm sóc trẻ đúng cách và cho ăn sớm để tránh hiện tượng khác như rối loạn thân nhiệt, hạ đường huyết nhẹ…