3/5 - (2 bình chọn)

acid glutamic là loại amino acid được sản xuất nhiều nhất, một phần nhỏ được dùng trong sản xuất dược phẩm, phần lớn được dùng trong sản xuất thực phẩm.

Quy trình lên men và chiết xuất acid glutamic

Sản xuất acid glutamic thường áp dụng thường áp dụng phương pháp lên men chu kì (theo mẻ) trên các thiết bị lên men có dung tích từ 100.000 – 300.000 lít trong điều kiện môi trường hiếu khí và vô trùng tuyệt đối.

Để chiết xuất và tinh chế acid glutamic có nhiều phương pháp. Tuy nhiên chỉ có hai phương pháp được áp dụng trong công nghiệp đó là phương pháp đẳng điện và phương pháp trao đổi ion.

  • Phương pháp đẳng điện

Sau khi kết thúc quá trình lên men dich lên men được cô chân không ở nhiệt độ 50 – 600C đến nồng độ nhất định. Sau đó tẩy màu bằng than hoạt, lọc loại than điều chỉnh pH bằng acid clohydric đến điểm đẳng điện là 3,2. Acid glutamic kết tinh. Lọc hay ly tâm lấy tinh thể. Phương pháp thu hồi sản phẩm này khá đơn giản, tuy nhiên hiệu suất thu hồi lại thấp chỉ đạt khoảng 50 – 60%.

  • Phương pháp trao đổi ion

Trong công nghiệp hiện nay để chiết xuất acid glutamic thường áp dụng phương pháp chiết xuất bằng trao đổi ion. Phương pháp này phức tạp hơn nhưng lại mang lại hiệu suất thu hồi cao hơn phương pháp đẳng điện.

Các giai đoạn chiết xuất acid glutamic bằng phương pháp trao đổi ion:

Dịch lên men -> hấp thụ trên ionid -> phản hấp thụ bằng NH4OH -> bốc hơi chân không -> tẩy màu bằng than hoạt -> lọc loại than -> kết tinh acid glutamic -> loc lấy tinh thể.

Phương pháp trao đổi ion và phương pháp đẳng điện có một số bước chung trong quy trình tiến hành.

Sản xuất mì chính

Acid glutamic là loại amino acid được sản xuất với số lượng lớn nhất, và được dùng trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, acid lgutamic được dùng chủ yếu để chế tạo mì chính dùng trong thực phẩm làm chất điều vị. Để sản xuất mì chính chỉ cần hòa tan acid glutamic đến nồng độ nhất định, sau đó tạo muối mononatri glutamat bằng Na2CO3 hoặc NaOH ở pH 6,8 – 7, khử sắt, tẩy màu. Dung dịch glutamat natri đem cô dưới áp suất giảm đến nồng độ khoảng 30 – 30,5 độ Bé. Thêm vài tinh thể mì chính làm mầm kết tinh. Tiếp tục cô đặc đến nộng độ 31 – 31,8 độ Bé, các tinh thể mì chính kết tinh dạng hình trụ đều đặn.

Điều kiện để kết tinh mì chính cần tuân thủ là: ấp suất chân không 600 mmHg, nồng độ glutamat 31,5 – 31,8 Bé, nhiệt độ cô đặc 60 – 650C.

Sản phẩm có hàm lượng mononatri glutamat đạt 98 – 98,5%. Hiệu suất chuyển đổi thành glutamat đạt 85 – 90%. Ly tâm lấy tinh thể. Nước ót không kết tinh được bổ sung thêm natri clorid để tạo ra dạng bột ngọt có chứa 20 – 25% mononatri glutamat dùng làm bột gia vị.ngày nay, mì chính là chất điều vị không thể thiếu trong chế biến món ăn của mỗi gia đình. Hầu như tất cả các món ăn đều có thêm mì chính: các món ăn chế biến từ rau củ, các loại thịt cá… ngay cả khi chế biến một số loại bánh mì chính cũng được sử dụng. Mì chính tạo vị ngọt làm tăng cảm giảm ngon miệng khi ăn uống.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here