I.Định nghĩa:
Thuốc nhỏ mắt là những chế phẩm lỏng (dung dịch hay hỗn dịch) vô khuẩn chứa 1 hay nhiều dược chất, được nhỏ vào mắt để điều trị các bệnh về mắt. Thuốc nhỏ mắt có thể được bào chế dưới dạng bột vô khuẩn, trước khi sử dụng được pha với chất lỏng vô khuẩn thích hợp.
II.Thành phần của thuốc nhỏ mắt
1.Dược chất
-Các thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn như kẽm sulfat, cloramphenicol, nystatin,…
-Các thuốc chống viêm tại chỗ như corticosteroid, diclofenac,…
-Các thuốc gây tê như cocain hydroclorid, tetracain hydroclorid,…
-Các thuốc giãn đồng tử như atropin, spocolamin,…
-Các thuốc điều trị glaucom như pilocarpin, timolol,…
-Các vitamin
-Các thuốc dùng để chẩn đoán như natri fluorescein,…
2.Dung môi:
Dung môi để pha chế thuốc nhỏ mắt thường dùng là nước cất.Nước cất phải vô khuẩn và đạt yêu cầu kiểm định như ghi trong dược điển. Ngoài ra cũng có thể dùng dầu thực vật để pha chế thuốc. Dầu thực vật tồn tại thể lỏng ở nhiệt độ thường và không gây kích ứng mắt. Dầu tốt nhất là dầu thầu dầu do dầu này có tác dụng làm dịu niêm mạc mắt.
3.Các chất thêm vào thuốc nhỏ mắt.
a.Chất sát khuẩn:
-Mục đích thêm chất sát khuẩn vào công thức thuốc nhỏ mắt là để diệt ngay các vi sinh vật từ môi trường rơi vào thuốc sau mỗi lần sử dụng. Mặc dù trong nước mắt có lysosym có tác dụng kháng khuẩn nhưng nhẹ, khả năng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn từ môi trường không cao.
– Yêu cầu của chất sát khuẩn: phổ rộng, tác dụng nhanh, không độc, không dị ứng, không gây kích ứng mắt, không tương kỵ với thành phần có trong thuốc, hòa tan tốt trong dung môi pha chế, không bị biến màu, bền về mặt hóa học. Không có chất sát khuẩn nào có thể đáp ứng đày đủ các yêu cầu trên,do đó, tùy thuộc vào đặc tính chất sát khuẩn và các thành phần có trong công thức thuốc nhỏ mắt mà chọn chất sát khuẩn thích hợp.
-Một số chất sát khuẩn thường dùng: Benzalhonium clorid( vùng có tác dụng tốt pH>5), các muối thủy ngân hữu cơ như PMN,PMA,thimerosal( tác dụng tốt trong môi trươngf trung tính và kiềm. Thimerosal tương kỵ với acid boric nên không dùng trong thuốc có chưá acid boric), clorobutanol(dùng tốt cho các thuốc có pH≤5),…
b.Chất điều chỉnh pH
-Mục đích: làm tăng độ tan của dược chất, giữ cho dược chất có độ ổn định cao nhất, ít gây kích ứng mắt, tăng tác dụng của chất sát khuẩn, tăng khả năng hấp thu của thuốc qua giác mạc.
-Một số dung dịch và hệ đệm thường dùng:
+Dung dịch acid boric 1.9%(kl/tt): thích hợp pha chế các thuốc có dược chất dễ tan và ổn định ở pH acid. Dung dịch này thêm 0.1% natrisulfit có thể làm dung môi pha chế thuốc có thành phần dược chất dễ bị oxy hóa như ephedrin,…
+Hệ đệm boric-borat có tác dụng đệm, tác dụng sát khuẩn, khá kích ứng mắt.
+Hệ đệm phosphat có pH thay đổi từ 5.9 đến 8.
+Hệ đệm citric-citrat có tác dụng điều chỉnh pH, tác dụng khóa các ion kim loại nên thích hợp dùng cho các thuốc có chất dễ bị oxy hóa.
c.Chất đẳng trương:
Natri clorid, kali clorid, các muối dùng trong dung dịch đệm, glucose, manitol.
d.Các chất chống oxy hóa
Các dược chất bị oxy hóa dưới tác dụng của oxy, gốc tự do và được xúc tác bởi ánh sáng, vết ion kim loại nặng,…Để bào vệ dược chất khỏi bị oxy hóa ta thường dùng các chất chống oxy hóa như natri sulfit, natri metasulfit.
Sục khí nito vào dung dịch thuốc trước khi đóng lọ cũng có tác dụng hạn chế quá trình oxy hóa dược chất hiệu quả.
e.Các chất làm tăng độ nhớt
-Tác dụng: kéo dài thời gian lưu thuốc tại mắt, cản trở quá trình rửa trôi thuốc, tạo ddiều kiện cho thuốc được hấp thu tốt hơn
-Một số chất hay dùng như MC(methyl cellulose), CMC,…
f.Chất hoạt động bề mặt
Chỉ thêm chất hoạt động bề mặt vào thuốc có nồng độ thành phần thấp đủ để thực hiện chức năng mong muốn.
Một số chất: polysorbat 20 và 80,polyoxy 40 stearat.
4.Bao bì:
Bao bì đựng thuốc bao giờ cũng phải có bộ phận nhỏ giọt. Bao bì có thể bằng thủy tinh, chất dẻo hoặc cao su.