công nghệ sinh học với môi trường
Rate this post

Tính sẵn có của  sản phẩm phụ trong công nghệ sinh học

Nhiều quá trình công nghệ sinh học sử dụng sản phẩm nông nghiệp như đường, tinh bột, dầu thực vật…làm nguyên liệu thì rất nhiều chất thải nông nghiệp hiện nay chưa được dùng, chắc chắn sẽ được nghiên cứu để sử dụng trong tương lai không xa. Chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp rất đa dạng về chủng loại như: rơm ngũ cốc, vỏ lõi ngô, chất thải từ đậu tương, vỏ dừa, vỏ hạt cà phê, rỉ đường mía. Chất thải lâm nghiệp gồm: vỏ gỗ, mùn cưa, vỏ cây…mới chỉ là một phần nhỏ của chất thải trên được dùng ở quy mô công nghiệp, phần còn lại hiện chưa được sử dụng.

Mục đích chủ yếu của công nghệ sinh học là cải tiến cách quản lý và sử dụng một số lượng lớn các chất thải hữu cơ của nông nghiệp, công nghiệp và đô thị trên toàn cầu, Xử lý các chất thải đó sẽ làm giảm thiểu các nguồn ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nước và biến một số chất thải thành những sản phẩm có ích.

Xử lý nước thải ô nhiễm có thể bằng công nghệ sinh học hoặc bằng phương pháp siêu lọc. Người ta sử dụng một màng xốp cho nước đi qua nhưng không cho các chất rắn hoặc các chất có phân tử lớn đi qua. Tuy nhiên, phương pháp này giá thành đắt, hiện được dùng ở một số lĩnh vực như sản xuất nước ngọt phục vụ cho những người đang sống  trên biển thiếu nước ngọt hoặc loại những chất rắn không độc ra khỏi nước.

Trên thực tế nhiều sản phẩm phụ của công nghệ thực phẩm thường bị vứt vào nước thải và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cần phải xử lý chất thải đó trước khi thải vào môi trường là điều bắt buộc. Nếu các chất thải đó được tận dụng như một nguyên liệu ban đầu cho một công nghệ nào đó thì càng có ích, và giá thành sản phẩm càng thấp. Xu hướng thế giới hiện nay là phải hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ  môi trường, các quy định về nước thải, chất thải sẽ chặt chẽ hơn, nghiêm ngặt hơn, sẽ tăng tiền phạt nặng hơn cho những ai vi phạm, từ đó có khái niệm gọi chất thải như  một nguyên liệu có chi phí “âm”. Mỗi chất thải được đánh giá mức độ phù hợp đối với các quá trình công nghệ sinh học. Chỉ khi một chất thải có sẵn với khối lượng lớn và tồn tại với một khoảng thời gian kéo dài thì một phương pháp sử dụng phù hợp mới được xem xét.

Hai chất thải có nhiều được ứng dụng để lên men là rỉ đường và nước thải công nghệ sản xuất sữa chua. Rỉ đường là sản phẩm phụ của công nghệ đường có chứa khoảng 50% đường khử, Rỉ đường được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu lên men sản xuất kháng sinh. Amino acid, acid hữu cơ, nấm men thương mại để sản xuất bánh mì và dùng trực tiếp để nuôi gia súc. Nước thải của công nghệ sữa chua, phomat được dùng cho công nghệ lên men.

Những chất thải như rơm rạ, bã mía rất sẵn và hàng ngày được sử dụng nhiều hơn do quá trình phân hủy lignocellulose ngày càng cải tiến.

Các chất thải từ gỗ gồm gỗ chất lượng thấp, vỏ cây, mùn cưa cũng tìm được cách xử lý thích hợp bằng công nghệ sinh học. Tỉ lệ lớn nhất trong toàn bộ chất thải trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và cuối cùng là chất thải gia đình. Việc sử dụng nhiều loại chất thải, đặc biệt là chất thải từ gia súc trong nông nghiệp truyền thống thường sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên khi chăn nuôi gia súc phát triển thì việc gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng.