Rate this post

Mô thần kinh có mặt ở hầu hết các nơi trong cơ thể. Chúng cấu tạo từ các tế bào thần kinh chính thức (neuron thần kinh) và tế bào thần kinh nâng đỡ (tế bào thần kinh đệm). Khi các neuron và tế bào thần kinh đệm hợp thành cấu trúc, cơ quan riêng biệt thì tập hợp các cấu trúc cơ quan đó gọi là hệ thần kinh, bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.

a. Phân loại:

_Theo hình thái: căn cứ vào số cực chia neuron thành neuron nhiều cực (tế bào sao của tủy sống…), neuron 2 cực (võng mạc thị giác…) và neuron 1 cực loại có cực thật (tế bào thần kinh hai ở cầu não) hoặc loại có cực giả (tế bào chữ T ở hạch gai).

_Theo chức năng:

+neuron cảm giác

+neuron vận động

+neuron liên hợp

+neuron hướng tâm, ly tâm sinh dưỡng

+neuron hướng tâm, ly tâm thực vật

b. Cấu tạo neuron:

_Thân neuron: là trung tâm hoạt động chính, chứa nhân và các bào quan.

Chúng có hình cầu, bầu dục hoặc hình sao… với kích thước khác nhau từ 4-130 micromet.

Thường chỉ có 1 nhân lớn hình cầu nằm ở trung tâm tế bào với hạt nhân nổi rõ, chất nhân sáng màu.

Các bào quan phong phú bao gồm: bộ Golgi, ống siêu vi, ty thể, lưới nội bào ko hạt, đặc biệt là bào quan được gọi là thể Nissl (còn gọi là thể da báo do khi nhuộm toluidin chúng bắt màu xanh base đậm trông lốm đốm như da báo đen). Thể Nissl là cấu trúc đặc trưng của neuron. Dưới kính hiển vi điện tử, thể Nissl gồm những đám túi lưới nội bào có hạt và những ribossom tự do.

Ngoài ra tơ thần kinh còn cấu tạo từ xơ thần kinh tạo khung chống đỡ tế bào.

_Nhánh bào tương: bao gồm sợi nhánh, sợi trục và sợi thần kinh.

+Sợi nhánh:mỗi tế bào có từ 0 đến nhiều sợi nhánh, chia theo kiểu cành cây. Khi nhận kích thích, sợi nhánh truyền xung động đến thân neuron.

+Sợi trục: mỗi neuron bao giờ cũng có 1 sợi trục , khi nhận kích thích sợi trục truyền xung động ra khỏi thân neuron.

+Sợi thần kinh:

Sợi nhánh và sợi trục là thành phần cơ bản tạo nên sợi thần kinh (trụ trục). Khi ra khỏi trug tâm, trụ rục được bao bọc bởi tế bào thần kinh đệm. Dựa vào lớp vỏ bọc ta chia trụ trục thành 3 loại: sợi thần kinh trần, sợi thần kinh có bao Myelin và sợi không có bao Myelin.

_Cúc tận cùng thần kinh và synap:

Đầu tận cùng của nhánh phình ra gọi là cúc tận cùng thần kinh.

Synap là cấu trúc nối 2 neuron hoặc neuron với tế bào cơ hoặc tế bào tuyến. Qua đó xung động được truyền theo chiều nhất định.

Cấu tạo synap gồm 3 phần: phần trước, phần sau và khe synap.

+Phần trước: thuộc neuron trước, thường là cúc tận cùng sợi trục. Màn bào tương phần trước synap là màng trước synap. Màng này thường dày hơn vùng xung quanh và có lỗ thủng. Trong bào tương phần trước ngoài ti thể, xơ thần kinh… còn có cấu trúc đặc biệt là túi synap. Túi synap có hình cầu hoặc hình trứng, kích thước 20-25 nanomet, chưa các chất dẫn truyền trung gian hóa học là Adrenalin và các acetylcholin.

+Phần sau: có thể là tận cùng sợi nhánh, thân, chồi gai hay sợi trục của neuron sau. Màng này cũng dày hơn vùng xung quanh. Trong bào tương cũng chưa ti thể, lưới nội bào hạt… nhưng không có túi synap.

+Khe synap: là khoảng gian bào rộng giữa phần trước và phần sau synap, rộng khoảng 20 nanomet chứa chất mật độ điện tử thấp.