Theo y học cổ truyền, chứng suy nhược cơ thể còn được gọi là chứng hư lao
Rate this post
Theo y học cổ truyền, chứng suy nhược cơ thể còn được gọi là chứng hư lao

4. Các bài thuốc chữa suy nhược cơ thể do âm hư:

Ở tại các tạng của cơ thể: tâm, can, tỳ, phế, thận.

a. Tâm âm hư: gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh nhưng mất máu.

  • Triệu chứng: ngủ kém, hay quên, vật vã, hồi hộp, sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và chân nóng, miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: tự dưỡng tâm âm, an thần định chí.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: sa sâm: 12g, mạch môn: 12g, kỷ tử: 12g, liên nhục: 12g, long nhãn: 8g, tâm sen: 8g, táo nhân: 8g, đăng tâm: 8g.

Bài 2: bài “Thiên vương bổ tâm đan” gồm: đảng sâm: 16g, huyền sâm: 12g, địa hoàng: 12g, thiên môn: 10g, mạch môn: 10g, đan sâm: 8g, phục linh: 8g, viễn chí: 8g, đương quy: 8g, bá tử nhân: 8g, toan táo nhân: 8g, cát cánh: 6g, ngũ vị tử: 6g, chu sa: 0.6g. Đem sắc uống 1 thang/ngày (chu sa gói riêng) hoặc đem tán thành bột uống 20g/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt: tâm du, thần môn, nội quan, thiếu hải.

b. Can âm hư: gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, suy nhược thần kinh.

  • Triệu chứng: hay cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, lưỡi khô, mạch huyền tế sác.
  • Phương pháp chữa: bổ can âm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: kỷ tử: 12g, hà thủ ô: 12g, thục địa: 12g, đỗ đen sao: 12g, sa sâm: 12g, tang thầm: 8g, long nhãn: 8g, cúc hoa: 8g, mạch môn: 8g.

Bài 2: bài “Bổ can thang” gồm: thục địa: 12g, mạch môn: 12g, đương quy: 12g, bạch thược: 12g, xuyên khung: 8g, táo nhân: 8g, mộc qua: 8g, cam thảo: 4g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt: thái xung, can du, đởm du, thái khê, khâu khư.

c. Vị âm hư: gặp ở người sau mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng, sốt cao.

  • Triệu chứng: miệng họng khô khan đặc biệt sau khi thức giấc, chán ăn, trằn trọc, sốt nhẹ, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: dưỡng âm hòa vị.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: vừng đen: 160g, lá dâu non: 120g. Đem tán nhỏ làm thành viên hoàn với mật ong. uống 10 đến 20g/ngày

Bài 2: bài “Diệp thị dưỡng vị thang” gồm: mạch môn: 12g, thạch hộc: 12g, tang diệp: 12g, sa sâm: 12g, bạch truật: 10g, ngọc trúc: 8g, ô mai: 6g, ma hoàng: 4g, ba đậu chế: 0.1g.

Bài 3: bài “Ích vị thang” gồm: đường phèn: 20g, sa sâm: 12g, sinh địa: 12g, mạch môn: 12g, ngọc trúc: 12g.

Ngoài ra có thể phối hợp châm bổ tại các huyệt: túc tam lý, tỳ du, thận du, tam âm giao, vị du, thái khê.

d. Phế âm hư: gặp ở người suy nhược do lao, viêm họng hoặc viêm phế quản mạn.

  • Triệu chứng: họng khô, ho khan, ho có đờm nhưng ít, ho ra máu, ra mồ hôi trộm, gầy, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: dưỡng âm bổ phế.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: sa sâm: 20g, hoài sơn: 16g, mạch môn: 12g, thiên môn: 12g, thục địa: 12g, mạch nha: 10g, tang bạch bì: 10g, quy bản: 10g, trần bì: 6g.

Bài 2: bài “Chứng âm lý lao thang” gồm: đan bì: 12g, ý dĩ: 12g, sinh địa: 12g, bạch thược: 12g, đảng sâm: 12g, quy bản: 10g, mạch môn: 10g, ngũ vị tử: 10g, liên tử tâm: 10g, trần bì: 6g, chích thảo: 6g, đại táo: 4 quả.

Bài 3: bài “Bách hợp cố kim thang gia giảm” gồm: sinh địa: 12g, thục địa: 12g, huyền sâm: 12g, bách hợp: 12g, mạch môn: 8g, đương quy: 8g, bạch thược: 8g, cát cánh: 6g, bối mãu: 4g, cam thảo: 4g. Trong trường hợp ho ra máu thì thêm bạch cập: 8g, a giao: 8g.

Ngoài ra có thể phối hợp với châm các huyệt: phế du, thái khê, thái uyên, xích trạch, thận du, liêm tuyền.

e. Thận âm hư: gặp ở người suy nhược thần kinh, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ….

  • Triệu chứng: hoa mắt chóng mặt, răng yếu, ù tai, lòng bàn tay và chân nóng, đau lưng, di tinh, nhức trong xương, miệng khô, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.
  • Phương pháp chữa: bổ thận âm.
  • Các bài thuốc:

Bài 1: gồm: mạch môn: 12g, kỷ tử: 12g, hoài sơn: 12g, ngưu tất: 12g, quy bản: 12g, thạch hộc: 12g, thục địa: 12g, thiên môn: 8g, tang thầm: 8g.

Bài 2: bài “Hà sa đại tạo hoàn” có bổ sung thêm long cốt và mẫu lệ gồm: tử hà sa: 1 chiếc, tạo giác: 4g, hoàng bá: 8g, đỗ trọng: 12g, thiên môn: 12g, mạch môn: 12g, phục linh: 12g, đảng sâm: 16g, thục địa: 16g, ngưu tất: 16g, long cốt: 16g, mẫu lệ: 16g. Tất cả đem tán thành bột tạo viên hoàn, uống 16 – 20g/ngày.

Bài 3: bài “lục vị hoàn” gồm: thục địa: 18g, sơn thù: 12g, hoài sơn: 12g, trạch tả: 8g, đan bì: 8g, phục linh: 8g. Đem sắc uống hoặc tán thành bột làm viên hoàn uống 20g/ngày.

Ngoài ra có thể phối hợp với châm bổ tại các huyệt: thận du, can du, tam âm giao, quan nguyên, nội quan, thần môn.