Những bài thuốc thanh nhiệt táo thấp
I, Long đởm tả can than
- Thành phần: Theo y học cổ truyền, bài thuốc long đởm tả can thang gồm + Long đởm thảo 2-8 gr
+ Sơn chi tử 8-1gr.
+ Hoàng cầm 8-16 r
+ Sài hồ 4-12 gr.
+ Đương quy 8-16 gr
+ Sinh địa 12-20 gr
+ Trạch tả 8-18 gr.
+ Xa tiền 12-20 gr
+ Mộc thông 4-8 gr
+Cam thảo 4-8 gam.
2, Cách dùng của thang thuốc:
Ngày dùng 1 thang, đem các vị thuốc trên sắc với nước chia 2 lần uống.
3, Công năng
Bài thuốc có tác dụng Tả can hỏa, thanh lợi thấp nhiệt ở can đởm.
4, Chủ trị
Các chứng bệnh do thực hỏa ở can đởm mà gây nên đau đầu, mắt đỏ, miệng đắng, má đau, tai sưng đau; do can hỏa bị thấp nhiệt dẫn đến ngoại thực quản sưng đau ngứa, tiểu tiện đục, phụ nữ bị bạch đới.
5, Phân tích bài thuốc
Đây là bài thuốc tiêu biểu về công dụng tả thực hỏa ở can và đởm. Long đởm thảo là vị thuốc khổ hàn tiết nhiệt, chuyên dung để tả thực hỏa ở can đởm và thấp nhiệt ở hạ tiêu, phối hợp với các vị Hoàng cầm, Chi tử để thanh nhiệt tả hỏa trở thành bài thuốc thanh nhiệt tả hỏa tương đối mạnh. Vị Sài hồ, Đương quy, Sinh địa đều có tác dụng sơ can, hoạt huyết, lương huyết, dưỡng âm phối hợp với các vị thanh nhiệt tả hỏa là có dụng ý tả trung có bổ, sơ trung có dưỡng khiến các vị thuốc tả hỏa không vì khổ táo mà thương tổn âm; lại phối hợp với các vị thanh lợi như vị Mộc thông, Xa tiền, Trạch tả khiến thấp nhiệt ra theo đường tiểu tiện, nên bài này lại có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu.
6, Cách gia giảm bài thuốc
Lúc bí đại tiện có thể thêm vị Đại hoàng hoặc dùng chung với bài Đương quy long hội hoàn ( gồm các vị Đương quy, Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Đại hoàng, Thanh đại, Lô hội, Mộc hương, Xạ hương).
II, Cát căn cầm liên thang gia vị ( Thương hàn luận )
1, Thành phần của bài thuốc:
Cát căn 20gr
Hoàng cầm 12gr
Hoàng liên 8gr
Chích thảo 4gr
2,Cách dung của bài thuốc:
Thuốc này đem sắc nước uống.
3, Công năng
Bài thuốc này có tác dụng Giải biểu, thanh nhiệt.
4, Phân tích bài thuốc:
- Vị cát căn có tác dụng giải biểu, vừa có tác dụng kiện tỳ khí, chữa lî, tiêu chảy.
- Vị Hoàng cầm, Hoàng liên thanh nhiệt ở đại tràng, tính vị đắng, hàn có tác dụng táo thấp trị cả lî.
- Vị Cam thảo kiện tỳ hòa trung, điều hòa các vị thuốc.
Các vị thuốc này hợp thành bài thuốc chữa tả lî cấp có sốt.
5, Ứng dụng lâm sang của bài thuốc
Bài thuốc thường dùng chữa chứng tả lî mới mắc mới có biểu chứng.
+ Trường hợp bệnh nhân nôn, gia thêm vị Bán hạ, Gừng tươi cầm nôn; có kiêm thực tích gia Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để tiêu tích; bụng đau gia thêm Mộc hương để hành khí chỉ thống. Cũng có thể dùng bài thuốc này chữa chứng tả lî, sốt mà không có biểu chứng.
+ Đối với viêm ruột cấp, sốt, tiêu chảy, khát, rêu lưỡi vàng, mạch sác thì gia thêm Kim ngân hoa, Xa tiền tử, Râu ngô, Trạch tả để tăng tác dụng thanh nhiệt trừ thấp.
+ Đối với chứng lî cấp, bụng đau, phân có máu mũi, mót rặn, sốt, rêu lưỡi vàng, mạch sác cần gia Kim ngân hoa, Lá mơ lông, Chỉ xác để điều khí thanh nhiệt.
Những điều cần chú ý khi Không dùng đối với chứng tả lî thuộc chứng hư.
+ Về lâm sàng có tác giả báo cáo dùng thuốc này chữa bệnh thương hàn thời kỳ đầu có kết quả tốt.