nhiễm độc chì
Rate this post

 Chẩn đoán ngộ độc chì

1, Chẩn đoán xác định ngộ độc chì:

Hỏi tiền sử bệnh nhân có tiếp xúc với các nguồn có chì hoặc có các triệu chứng gợi ý.

Xét nghiệm cận lâm sàng: chì máu  > 10 µg /dL ( đây là tiêu chuẩn bắt buộc).

2, Chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:

a) Thiếu máu do các nguyên nhân khác nhau.

b) Các bệnh lý thần kinh ngoại biên như: Guillain Barré, porphyria.

c) Các nguyên nhân đau bụng cấp không do chì.

d) Các nguyên nhân gây bệnh lý não, màng não cấp do các bệnh lý hay ngộ độc khác.

đ) Suy nhược cơ thể.

3,  Chẩn đoán mức độ ngộ độc chì ở trẻ em:

a) Mức độ nhiếm độc nặng

– Trên Lâm sàng:

+ Tác dụng trên Thần kinh trung ương: Các  Bệnh lý não ( thay đổi hành vi, co giật, hôn mê, phù gai thị, liệt dây thần kinh sọ, tăng áp lực nội sọ)

+ Tác dụng Tiêu hoá gây  Nôn kéo dài

+ Biểu hiện thiếu máu, và có thể kết hợp thiếu sắt.

– Xét nghiệm máu : Nồng độ chì trong máu: >70 µg /dL

  1. b) Mức độ nhiếm trung bình ( tiền bệnh lý não)

– Trên Lâm sàng

+ Tác dụng trên Thần kinh trung ương, gây  tăng kích thích, ngủ lịm từng lúc, bỏ chơi, quấy khóc.

+ Trên Tiêu hoá gây  Nôn từng lúc, đau bụng, chán ăn.

– Xét nghiệm máu : Nồng độ chì máu khoảng : 45 – 70 µg /dL

  1. c) Mức độ nhiễm độc nhẹ:

– Trên Lâm sàng: kín đáo hoặc không triệu chứng

– Xét nghiệm Nồng độ chì máu: < 45µg /dL

4,  Chẩn đoán mức độ ngộ độc chì ở người lớn

  1. a) Mức độ nhiễm độc nặng

-Trên  Lâm sang:

+ Tác dụng trên Thần kinh trung ương: Các  Bệnh lý não ( hôn mê, co giật, trạng thái mù mờ, sảng, rối loạn vận động khu trú, đau đầu, phù gai thị, viêm thần kinh thị giác, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ).

+ Tác dụng trên thần kinh ngoại vi gây  liệt ngoại biên.

+ Tác dụng trên tiêu hoá: có các  Cơn đau quặn bụng, nôn.

+ Trên Máu: gây thiếu máu, có thể kết hợp thiếu sắt.

+ Trên Thận gây các  bệnh lý thận.

– Xét nghiệm máu  Nồng độ chì máu: >100 µg /dL

  1. b) Mức độ nhiễm độc trung bình

– Lâm sàng:

+ Tác dụng trên thần kinh trung ương gây  Đau đầu, mất trí nhớ, giảm tình dục, mất ngủ, nguy cơ cao biểu hiện bệnh lý não.

+ Tác dụng trên thần kinh ngoại vi có thể có bệnh lý thần kinh ngoại biên, giảm dẫn truyền thần kinh.

+ Trên tiêu hoá:  có Vị kim loại, đau bụng, chán ăn, táo bón.

+ Trên thận gây các  Bệnh thận mạn tính

+ Trên các Cơ quan khác gây  Thiếu máu nhẹ, đau cơ, yếu cơ, đau khớp.

– Xét nghiệm máu  Nồng độ chì máu: 70- 100 µg /dL

  1. c) Mức độ nhiễm độc nhẹ:

– Trên lâm sàng:

+ Tác dụng trên thần kinh trung ương gây  Mệt mỏi, hay buồn ngủ, giảm trí nhớ. Có thể có các triệu chứng thiếu hụt về thần kinh tâm thần khi làm các test đánh giá.

+ Trên thần kinh ngoại vi làm giảm dẫn truyền thần kinh ngoại vi.

+ Trên các Cơ quan khác làm các test đánh giá về tâm thần thấy suy giảm, bệnh lý thận, bắt đầu có thiếu máu, giảm khả năng sinh sản, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá.

– Xét nghiệm máu  Nồng độ chì máu: 40 – 69 µg /dL

  1. d) Loại nhiễm độc không có triệu chứng hoặc triệu chứng kín đáo

– Trên Lâm sàng:

+Tác dụng trên Sinh sản làm giảm số lượng tinh trùng, nguy cơ sẩy thai.

+ Trên thần kinh có thể có thiếu hụt kín đáo ( tiếp xúc kéo dài).

+ Trên tim mạch làm  nguy cơ tăng huyết áp.

+  Gây Tăng protoporphyrin hồng cầu.

– Xét nghiệm máu  thì Nồng độ chì máu: < 40 µg /dL

– Biểu hiện nặng thường là cấp tính hoặc đợt cấp của ngộ độc mạn tính.

5, Các xét nghiệm thăm dò

  1. 1. Xét nghiệm thăm dò thông thường:
  2. a) Xét nghiệm Huyết học: công thức máu có thể có thiếu máu, huyết đồ có thể thấy hồng cầu có hạt ưa kiềm.
  3. b) Xét nghiệm sinh hoá: có urê, đường, creatinin, điện giải, AST, ALT, canxi, sắt, ferritin, tổng phân tích nước tiểu.
  4. c) Chẩn đoán hình ảnh

– Chụp xquang bụng không chuẩn bị, nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa có thể thấy hình cản quang.

– Chụp xquang tìm viên/mảnh đạn chì đang còn trên cơ thể.

– Chụp khớp có thể thấy viền tăng cản quang ở sụn liên hợp ở đầu xương dài.

– Chụp cắt lớp sọ não nếu hôn mê,hay co giật

  1. h) Điện não khi có triệu chứng thần kinh hoặc chì máu > 50 µg/dL, có thể thấy sóng kiểu động kinh.

5.2. Xét nghiệm độc chất:

  1. a) Nồng độ chì máu toàn phần > 10 µg/dL là xét nghiệm quan trọng nhất.
  2. b) Xét nghiệm Chì niệu ( lấy nước tiểu 24h): giúp theo dõi khi điều trị, tăng khi được dung các thuốc gắp chì. ( Xét nghiệm chì máu, chì niệu cần làm trước, trong và ngay sau mỗi đợt dùng thuốc gắp chì)
  3. c) Cần làm các xét nghiệm các kim loại nặng khác nếu nghi ngờ ngộ độc phối hợp.

5.3. Khám bệnh nhân, đánh giá bổ sung: Với trẻ em khám và đánh giá phát triển thể chất, trí tuệ.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here