tương tác thuốc
Rate this post

Tương tác dược lực học của thuốc

Những tương tác dược lực học có thể xảy ra là: do sự thay đổi tương tác giữa vị trí liên kết và hoạt chất, hoặc do sự liên kết giữa một chất thứ hai với một vị trí khác, gây ra một tác dụng làm khuếch đại hoặc ngăn cản tương tác giữa vị trí liên kết với hoạt chất đầu.

Có hai đặc điểm cần phải quan tâm:

  • Ái lực: tương ứng với mức độ dễ dàng mà hoạt chất gắn với các thụ thể.
  • Hoạt tính nội tại: tương ứng với số thụ thể cần được gắn với hoạt chất thể hiện tác dụng dược lý (kích thích).

Hai thông số trên là những biến số độc lập; Nói một cách đơn giản, tương tác  có thể xảy ra ở cùng một thụ thể, gây ra một cơ chế cạnh tranh và ở các thụ thể khác trên cùng một cơ quan. Dù thế nào thì hậu quả của tương tác là một tác dụng hiệp đồng hay là đối kháng.

tương tác thuốc

Các loại thay đổi tương tác giữa vị trí hoạt động  – thuốc

1. Cạnh tranh liên kết

Cả hai chất đều gắn trên cùng những vị trí dược lý; Hai chất có trong cơ thể đối kháng nhau và triệt tiêu các hiệu quả của nhau. Như vậy là xuất hiẹnsự đối kháng cạnh tranh, cần đến khái niệm thụ thể dược lý. Ví dụ như thuốc atropin hay các chất chẹn bêta, chúng phong bế sự liên kết của các chất có hoạt tính như acetylcholin hay adrenalin.

Trong thực tế hàng ngày, sự phối hợp một chất đối kháng không hay gặp, trừ trong độc chất học nhằm loại bỏ các tác dụng độc của một trong số các sản phẩm (thuốc giải độc). Tuy nhiên những dự báo không phải quá đơn giản như vậy, do các thụ thể còn chưa xác định được hết, và có nhiều chất là chủ vận hoặc đối kháng chưa được biết, do đó có thể xảy ra hiện tượng tăng cường tác dụng hoặc đối kháng còn chưa biết. Đó là trường hợp hoạt tính kháng cholinergic của một số thuốc kháng histamin, hoặc trường hợp ái lực giữa butyrophenon với thụ thể của morphin mới được phát hiện những năm gần đây.

Ví dụ tác dụng cộng hợp và tăng cường tác dụng sau:

  • Tác dụng của các thuốc ngủ được tăng cường bởi ethanol, các thuốc họ thuốc phiện, các thuốc an thần, một số thuốc kháng histamin.
  • Tác dụng kháng cholinergic cộng hợp giữa các thuốc chống co thắt, một số thuốc kháng histamin hay thuốc chống trầm cảm.
  • Tác dụng của các thuốc chống tăng huyết áp đôi khi được tăng cường do các thuốc lợi tiểu, các thuốc tê, thuốc mê, thuốc an thần.
  • Cộng tác dụng hay hiệp đồng tác dụng giữa hai kháng sinh diệt khuẩn: thuốc penicilin, cephalosporin, aminosid, polymyxin.
  • Tác dụng cộng hay hiệp đồng giữa hai chất kìm khuẩn: thuốc tetracyclin, cloramphenicol, erythromycin, sulfamid.

Ví dụ: đối kháng sinh lý:

  • ức chế các sulfamid do acid p.aminobenzoic và một số dẫn chất như là thuốc tê).
  • Tương tác giữa vitamin K với các thuốc uống chống đông khác.
  • Tương tác giữa các thuốc ức chế cholinesterase và các thuốc loại cura chống khử cực.
  • Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm ba vòng ( thuốc imipramin, amitryptilin) với các thuốc hạ huyết áp dẫn chất của guanidin (thuốc guanethidin, debrisoquin).

2. Sự thay đổi các vị trí liên kết

Một trong hai chất làm thay đổi vị trí liên kết của chất kia, chính vì thế mà warfarin có tác dụng tăng lên khi phối hợp với thyroxin. Chất thyroxin đã làm tăng ái lực của vị trí liên kết với  các chất chống đông .

3. Những thay đổi về đáp ứng sau khi có tương tác giữa vị trí hoạt động thuốc

Nói chung là nhờ sự phong bế các enzym chịu trách nhiệm về sự chuyển hoá ở vị trí hoạt động. Ví dụ các thuốc lợi tiểu, thuốc amphotericin B (đường tiêm), các corticoid, các chất nhuận tràng kích thích, nhờ một cơ chế làm mất kali, có thể tăng cường đáp ứng với các heterosid trợ tim bằng cách làm sợi cơ tim nhạy cảm với sự ức chế ATPase phụ thuộc vào Na+/K+.