Rate this post

 

BỆNH DẠI BÙNG PHÁT VÀO MÙA NÓNG

 

1 Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương do virus dại gây ra. Người mắc bệnh dại sau khi bị động vật mang virus dại cắn. Không có phương pháp đặc hiệu điều trị bệnh dại, khi bệnh nhân phát bệnh, chắc chắn sẽ tử vong.

2 Virus dại

Được chia làm 2 loại

  • Loại virus dại đường phố: có độc lực mạnh, gây bệnh dại
  • Loại virus dại cố định: được nuôi cấy nhằm mục đích điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virus dại đường phố

Virus dại có thể tồn tại ngoài môi trường từ 1-2 tuần, tuy nhiên nó nhanh bị bất hoạt bởi xà phòng, ete, cồn iod,…

3 nguồn bệnh

Ở Việt Nam, virus dại được tìm thấy ở chó chiếm 96-97%, tiếp theo là mèo và 1 số ít động vật máu nóng khác. Người ta tìm thấy virus có trong nước bọt của chó 10 ngày trước khi phát bệnh. Trong khoảng thời gian này nếu người bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với dịch tiết của chó dại qua vết thương hở sẽ bị nhiễm virus dại.

Thời tiết nóng ẩm là điều kiện môi trường thuận lợi cho virus dai phát triển. những con chó bị bệnh dại trong thời tiết nắng nóng cũng dễ bị kích thích và trở nên hung dữ hơn nên khả năng tấn công người và các con chó khác nhiều hơn. Vì thế virus dại cũng lây lan mạnh mẽ hơn.

4 diễn biến bệnh

  1. Sau khi bị chó, mèo dại cắn thời gian ủ bệnh ở người có thể là 2-8 tuần. Nếu bị cắn ở mặt, cổ, tay thì có thể phát bệnh sau 10 ngày.
  2. Lúc đầu người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức tại vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này sẽ lan rộng dọc hệ thần kinh và hệ bạch huyết. Đồng thời kèm theo các triệu chứng như: sốt, đau đầu, lo lắng, bồn chồn, thổn thức, la hét, vật vã, chán nản.
  3. Sau đó xảy ra tình trạng co cứng cơ, co thắt, co giật, ru cơ kể cả cơ mặt. Khó thở, sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.
  4. bệnh tiến đến liệt các chi từ dưới rồi lan lên trên. hoặc có thể kích thích quá độ, dung dữ với người xung quanh. thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và cuối cùng là chết.

5 dự phòng và xử trí

  • hộ nuôi chó mèo cần chủ động tiêm vacxin phòng dại cho vật nuôi

  • với những người hay phải tiếp xúc với chó mèo như bác sĩ thú y, chăn nuôi, lâm nghiệp có thể dự phòng bằng vacxin khi chưa bị chó dại cắn
  • trường hợp người bị chó cắn mà không rõ con vật đó có bị dại hay không, đầu tiên đều phải xử lý vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc trong 15 phút (hoặc bằng dầu gội, xà phòng các loại) nếu không có xà phòng rửa kĩ bằng nước sạch sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc sát khuẩn bằng povidol iod. Tránh làm dập nát thêm vết thương, không khâu kín vết thương. Sau đó đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại
  • cần theo dõi triệu chứng của súc vật cắn người từ 7-15 ngày sau khi cắn người. nếu sau 5-7 ngày súc vật có biểu hiện thay đổi tính tình, dễ kích động, bị chết hoặc bị liệt thì chứng tỏ trong thời gian cắn người súc vật đã nhiễm virus dại
  • tuyệt đối không nghe theo các biện pháp đồn đại không có căn cứ khoa học như: đắp hỗn hợp cực dương tương tamari + lòng đỏ trứng gà, hay bôi dầu gió dầu hoả, đất sét, tỏi,… tất cả phương pháp này đều không chữa được bệnh dại.

 

( virus dại xâm nhập vào cơ thể người cần một thời gian để ủ bệnh. Vì thế sau khi bị chó dại cắn, người bị cắn cần tiêm vacxin phòng dại để đưa một lượng lớn virus bất hoạt vào cơ thể, nó kích thích cơ thể phản ứng lại trước khi virus dại phát bệnh).

 

 

 

 

 

 

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here