Ngày nay không ai còn nghi ngờ gì nữa về những thành tựu của công nghệ sinh học đem lại cho loài người. Chẳng thế mà trong 2 thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX khoảng 20 giải Nobel đã được trao cho những khám phá trong lĩnh vực nghiên cứu này. Để hiểu công nghệ sinh học là gì ta có thể nêu ra đây một vài định nghĩa về công nghệ sinh hoc:
- Việc sử dụng những sinh vật, hệ thống và quá trình chế biến vào sản xuất và công nghiệp dịch vụ
- Việc kết hợp sử dụng hóa sinh, vi sinh và khoa học công nghệ để tạo ra nhứng khả năng ứng dụng của vi sinh vật, mô tế bào và các bộ phận của chúng.
- Công nghệ sử dungjcacs hiện tượng sinh học để sao chép và sản xuất ra những vật phẩm hữu ích.
- Việc sử dụng các ngành khoa học và kỹ thuật vào quá trình bến đổi nguyên liệu bằng các tác nhân sinh học để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
- Công nghệ sinh học thực sự chỉ là một cái tên được đặt cho một tập hợp các quá trình và kĩ thuật.
- Công nghệ sinh học là việc sử dụng những cơ thể sống và các thành phần của chúng trong nông nghiệp, thực phẩm và các quá trình công nghiệp khác.
- Công nghệ sinh học là việc giải mã và sử dụng các kiến thức và sinh học.
Có thể coi định nghĩa về công nghệ sinh học sau đây của Liên đoàn công nghệ sinh học châu Âu (EFB) là hoàn chỉnh hơn cả:
“ Công nghệ sinh học là sự kết hợp của các ngành khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ để đạt tới những sự ứng dụng của vi sinh vật, các tế bào, một số thành phần của tế bào nhằm tạo ra những sản phẩm và những sự phục vụ có lợi cho con người.
Sở dĩ nói đến cả một số thành phần của tế bào vì ngày nay công nghệ enzym với các enzym bất động hóa, không cần tới tế bào vẫn tạo ra được sản phẩm ở quy mô lớn. Sở dĩ nói đến những sự phục vụ vì trong việc sư lý chống ô nhiễm môi trường tuy công nghệ sinh học không tạo ra sản phẩm gì nhưng có một vai trò quan trọng.
Công nghệ sinh học đang phát triển nhanh chóng trên cơ sở của một số kỹ thuật hoàn toàn mới mẻ thường gọi là kỹ thuật chìa khóa. Đó là kỹ thuật di truyền, kỹ thuật dung hợp tế bào, kỹ thuật sử dụng phản ưng sinh thể bao gồm kỹ thuật lên men kỹ thuật enzym và bình phản ứng sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy tế bào, kỹ thuật nuôi cấy mô, kỹ thuật chuyển phôi và kỹ thuật chuyển nhân tế bào.
Công nghệ sinh học có các yêu cầu cao các kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ. Biết đầu tư vào việc phát triển ngành công nghiệp này sẽ được hưởng lợi ích lâu dài. Công nghệ sinh học gồm một số lĩnh vực sau: Điều trị học; chẩn đoán; nông nghiệp, lâm nghiệp, làm vườn; thực phẩm; môi trường; các hóa chất trung gian; thiết bị.
Công nghệ sinh học có thể sử dụng các kỹ thuật như: hóa học, vi sinh học, hóa sinh và tin học.