Động kinh là hội chứng đã được nói đến từ lâu trong các sách y học cổ của các nước Ấn Độ, Trung Quốc… Ban đầu, động kinh được cho là bệnh do thần kinh điều khiển. Đến năm 460-377 trước công nguyên, Hypocrate coi động kinh là bệnh của não và sau đó bệnh được mô tả kỹ hơn bởi các thầy thuốc lâm sàng khác trên thế giới.
1. Khái niệm
Động kinh là 1 hội chứng bệnh lí của não bộ do nhiều nguyên nhân gây ra, có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh ở não.
Động kinh là những cơn rối loạn chức năng của não, xảy ra trong thời gian ngắn, có tính chất định hình và đột khởi, có khuynh hướng chu kỳ và tái phát do sự phóng điện đột ngột, quá mức ở các neuron của não gây ra.
2. Dịch tễ
Động kinh là bệnh lí phổ biến, tỷ lệ mắc là 1% trên thế giới. tỷ lệ người có 1 cơn động kinh trong cuộc đời là 5%.
Bệnh có thể gặp ở mọi lưa tuổi, khoảng 2% xuất hiện cơn đầu tiên khi dưới 2 tuổi, 7% dưới 5 tuổi, 50% trước 15 tuổi và 76% trước 18 tuổi. Bệnh có xu hướng giảm dần ở người trưởng thành và tăng ở lứa tuổi trên 60. Cơn động kinh xuất hiện sau 20 tuổi thường do tổn thương thực thể tại não.
3. Phân loại
a. Theo nguyên nhân gây bệnh
_động kinh nguyên phát: không tìm được tổn thương thực thể, có thể xác định được yếu tố di truyền. Đặc điểm : thường gặp ở người trẻ, thuộc cơn toàn bộ và khám không phát hiện bệnh lí thần kinh.
_động kinh thứ phát: gây nên bởi tổn thương ở não, có thể đã cố định, di chứng hoặc đang tiến triển.
b. Theo lâm sàng và điện não đồ
_động kinh toàn bộ: là khi lâm sàng và điện não đồ chứng tỏ liên quan tới sự phóng điện quá mức giữa các neuron lan tỏa 2 bán cầu đại não. Bao gồm:
Động kinh toàn bộ cơn lớn
Động kinh toàn bộ cơn nhỏ
Cơn giật cơ
Cơn mất trương lực
Cơn giật
_động kinh cục bộ: là khi biểu hiện lâm sàng và điện não đồ chứng tỏ có sự phóng điện quá mức của 1 nhóm tế bào thần kinh ở 1 bên bán cầu. Bao gồm:
Cơn cục bộ đơn thuần
Cơn cục bộ phức hợp
Cơn cục bộ hóa thứ phát
_cơn chưa phân loại được
3. Nguyên nhân
a. động kinh triệu chứng
_chấn thương sọ não: co thể xảy ra sớm trong tuần đầu chấn thương hoặc thời gian sau đó. Thường xảy ra trong vòng 5 năm sau chấn thương, ít gặp sau 10 năm.
_u não: khoảng 50% bệnh nhân u não có cơn động kinh, đa số là động kinh cục bộ.
_bệnh lí mạch máu như phồng động-tĩnh mạch não, u mạch não, xuất huyết dưới nhện…
_nhiễm trùng nội sọ: áp xe não, viêm màng não…
_các nguyên nhân khác như do ấu trùng sán lợn, do nghiện rượu…
b. động kinh vô căn
Không tìm được nguyên nhân.
4. Chẩn đoán
Dựa vào kết quả lâm sàng và điện não đồ.
Lâm sàng: tốt nhất là chứng kiến cơn động kinh của bệnh nhân, nếu không cần hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà chứng kiến cơn.
Điện não đồ: có hình ảnh sóng động kinh.
5. Nguyên tắc điều trị
_tùy nguyên nhân để tìm biện pháp điều trị thích hợp
_lựa chọn thuốc phù hợp với từng loại động kinh
_dùng thuốc với liều tăng dần từ thấp đến khi bệnh đáp ứng với thuốc
_chỉ nên dùng 1 loại thuốc, chỉ phối hợp khi bệnh nhân kháng thuốc vì dễ gây ngộ độc và tương tác thuốc
_theo dõi diễn biến lâm sàng và tác dụng phụ của thuốc để chỉnh liều
_kiểm tra định kì chức năng gan, máu thận…
_ngừng thuốc khi hết cơn 1-2 năm, giảm liều từ từ