insilin và glucose
Rate this post

Insulin do tế bào β( beta) trong tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy tạo ra được chuyển tới gan trước tiên. Nhờ insulin, đường glucose tích lũy dưới dạng  glycogen trong gan. Khi insulin phát huy tác dụng trong gan, đường glucose đi vào trong máu trên khắp cơ thể, thúc đẩy các cơ bắp và mô mỡ hoạt động, thúc đẩy sự hấp thụ đường glucose vào các tế bào để hoạt động.
Nếu insulin không được tạo ra một cách bình thường thì đường glucose trong máu sẽ không hấp thụ được vào tế bào (không chuyển hóa thành năng lượng), dần dần tích tụ lại dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Cuối cùng là đường sẽ bị thải ra ngoài cùng với nước tiểu. Cơ thể không chỉ bị mất năng lượng, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà còn khiến cơ thể không thể kiểm soát được chỉ số đường huyết.
Vậy tại sao trong điều trị bệnh tiểu đường, insulin lại không phải thuốc uống mà chỉ  là thuốc tiêm? Giả sử nếu uống insulin thì hóc môn này sẽ bị tiêu hóa giống như các protein khác( bản chất Insulin là protein), bị phân giải, hấp thụ thành amino axit và trở thành chất dinh dưỡng. Để insulin có tác dụng giống như 1 hóc môn trong cơ thể thì cần phải đưa insulin vào cơ thể mà không thông qua đường tiêu hóa, vì vậy insulin được tiêm vào dưới da( là đường chủ yếu).

insulin và glucose

Các chế phẩm tác dụng khác nhau:

  • Insulin hoà tan hay Insulin thông thường: Là dung dịch hỗn hợp insulin bò và insulin lợn, có pH acid.

Dung dịch insulin trung tính: Các insulin thuộc loại này là insulin được chiết xuất từ một loài động vật duy nhất chứ không phải của nhiều loài trộn lẫn với nhau.

  • Tác dụng trung gian:

Insulin hai pha: Tinh thể insulin bò trong dung dịch insulin của lợn.

Insulin isophan: Là chế phẩm để phối hợp với insulin hoà tan (pH 3 hoặc 7) nhằm tạo ra được một hỗn hợp bền vững mà vẫn giữ được các tính chất của cả hai thành phần.

  • Insulin tác dụng kéo dài:

Dạng hỗn dịch insulin kẽm với tác dụng trung gian.

Dạng tinh thể tác dụng chậm.

Tác dụng của insulin:

Insulin là một hormon polypeptid do tế bào beta của đảo Langerhans( tế bào beta) tuyến tụy tiết ra. Tác dụng chính của insulin lên sự ổn định nồng độ đường huyết xảy ra sau khi insulin đã gắn với các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào của các mô nhạy cảm với insulin, đặc biệt là gan, cơ và mô mỡ. Insulin ức chế tạo glucose ở gan( giảm tổng hợp và tăng thoái hóa), tăng sử dụng glucose ở ngoại vi và do đó làm giảm nồng độ glucose trong máu. Nó còn ức chế sự phân giải mỡ và do đó ngăn tạo thành các thể ceton. Ngoài ra, insulin có tác dụng đồng hóa do ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid, lipid và protid. Insulin bị phân hủy ở các mô gan, cơ và thận.

Chỉ định:

Ðái tháo đường phụ thuộc insulin, ĐTĐ typ I (điều trị thay thế): Ðái tháo đường khởi đầu tuổi thiếu niên, đái tháo đường nhiễm ceton.

Ðái tháo đường không phụ thuộc insulin, ĐTĐ typ II (điều trị bổ sung): Khi nhiễm toan máu, hôn mê đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn nặng hay phẫu thuật lớn.

Cấp cứu tăng đường huyết trong trường hợp: Ðái tháo đường nhiễm acid cetonic; hôn mê tăng đường huyết, tăng thẩm thấu mà không nhiễm ceton trong máu.

Khi truyền tĩnh mạch dung dịch tăng dinh dưỡng ở những người bệnh dung nạp kém glucose.

Bệnh võng mạc tiến triển do đái tháo đường.

Chống chỉ định:

Dị ứng với insulin bò hoặc lợn hoặc với các thành phần khác của chế phẩm

Dùng đơn thuần chế phẩm insulin tác dụng trung gian và tác dụng kéo dài trong trường hợp toan máu hoặc hôn mê đái tháo đường.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here