cơ chế chống kháng sinh
Rate this post

Phân loại kháng sinh

Danh sách các chất kháng sinh ngày càng dài thêm mãi. Việc phân loại kháng sinh là cần thiết vì nó giúp các nhà khoa học tốn ít thời gian khi nghiên cứu các kháng sinh mới về cấu trúc hóa học, cơ chế tác dụng, độc tính….

Có thể phân loại kháng sinh theo nguồn gốc (kháng sinh do xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm) tạo ra.

Song có chất kháng sinh do một vài loài vi sinh vật cùng tạo ra thì sắp xếp thế nào, do đó cách sắp xếp này không thích hợp. Có thể phân loại kháng sinh theo cơ ché tác dụng (kháng sinh tác dụng lên thành tế bào, kháng sinh tác dụng lên tổng hợp protein, tổng hợp ADN, ARN…). Cách phân loại này thích hợp cho các nhà dược lý học. Các nhà hóa học thì đề nghị phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học là khoa học nhất vì nó giúp cho người nghiên cứu nhanh chóng định hướng được các đặc điểm của chất kháng sinh mới phát hiện khi biết được cấu trúc hóa học của nó, tránh lãng phí thời gian để nghiên cứu các đặc điểm khác. Phân loại kháng sinh theo cấu trúc hóa học thường chia ra các nhóm sau:

  • Các chất kháng sinh có cấu trúc beta-lactam
  • Các chất kháng sinh có chứa nhân thơm
  • Các kháng sinh có cấu trúc aminoglucosid
  • Các kháng sinh có cấu trúc 4 vòng
  • Các kháng sinh polypeptid
  • Các kháng sinh macrolid
  • Các kháng sinh polyen
  • Các kháng sinh chống ung thư nhóm actinomycin
  • ….

Nghiên cứu về dược lý và điều trị của kháng sinh

Tác dụng điều trị của kháng sinh được tiến hành trên động vật thí nghiệm (thường dùng chuột). Tiến hành gây bệnh thực nghiệm cho động vật bằng một loại vi sinh vật gây bệnh xác định. Thường dùng liều gây chết 50% động vật thực nghiệm (LD50) và liều gây chết 100% động vật thí nghiệm (LD100). LD50 được coi là liều gây chết tối thiểu. Chia động vật thí nghiemj thành ba nhóm:

Nhóm 1: dùng kháng sinh điều trị ngay sau khi gây nhiễm động vật bằng vi khuẩn gây bệnh

Nhóm 2: dùng kháng sinh điều trị sau khi gây nhiễm động vật ít nhất 5 giờ. Trong cả hai trường hợp trên được phép dùng kháng sinh với liều tối đa để cứu sống động vật thí nghiệm.

Nhóm 3: là nhóm đối chứng.

Dừa vào số lượng động vật sống sót mà kết luận về tác dụng điều trị của kháng sinh. Lượng kháng sinh tối thiểu cứu được động vật thoát chết là liều điều trị tối thiểu. Mỗi kháng sinh dùng trong điều trị đều có độc tính nhất định. Nếu liều điều trị thấp hơn độ độc cho phép thì kháng sinh đó được sử dụng trong điều trị. Trong tất cả các trường hợp liều điều trị bằng hoặc gần với liều độc thì không cho phép sử dụng kháng sinh đó trong y học.

Tiêu chuẩn của kháng sinh

Khàn sinh là những hoá trị liệu, nhiều kháng sinh được phát hiện nhưng chỉ có khoảng 150 chất được sử dụng trong y học.  Những yêu cầu của y học đối với một chất kháng sinh là:

  • Kháng sinh phải không độc hoặc rất ít độc đối với cơ thể
  • Hoạt tính kháng sinh phải nhanh và mạnh đối với vi sinh vật gây bệnh
  • Dễ hòa tan trong nước và bền vững lâu dài khi bảo quản
  • Hoạt tính kháng khuẩn không bị giảm thấp khi tiếp xúc với dịch cơ thể

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here