Bại não là 1 nhóm các rối loạn của hệ TKTW do tổn thương não không tiến triển, gây ra bởi nhiều nguyên nhân ảnh hưởng vào các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh đến 5 tuổi, biểu hiện bằng rối loạn về vận động, giác quan, tâm thần và hành vi
Tỷ lệ mắc bại não 0,15-0.2% trẻ sinh ra sống
Khi tổn thương sẽ không có khả năng hồi phục nhưng cũng không có khả năng tiến triển thêm nên việc phát hiện và điều trị phục hồi sớm sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn
1.Phân loại bại não
Thể co cứng
hay gặp nhất 60-90%, do tổn thương hệ tháp, thường kiên quan đến trẻ đẻ non, đẻ ngạt khi sinh.
-tăng trương lực cơ là dấu hiệu đặc trưng: trương lực cơ tứ chi tăng mạnh nhưng cơ cổ và cơ thân mình giảm.
-co cứng cơ: co cứng gâp ở chi trên và duỗi ở chi dưới
-giảm vận động: giảm cả vận động riêng biệt tại từng khớp, vận động thô, vận động tinh và vận động chức năng
-tăng phản xạ gân xương ở chi bị tổn thương
-tồn tại phản xạ nguyên thủy
-tư thế điển hình: háng khép và xoay vào trong, gối hơi gập hoặc duỗi, bàn chân gập mặt lòng, 2 chân vắt chéo; vai khép và xoay trong, khuỷu gấp, cẳng tay sấp, cổ tay gấp, các ngón nắm chặt
-co rút tại khớp
-chậm phát triển trí tuệ
Thể múa vờn
-thường liên quan đến vàng da nhân, rối loạn chuyển hóa
-rối loạn trương lực cơ là dấu hiệu đặc trưng
-khả năng kiểm soát đầu cổ, thân mình và phối hợp vận động 2 tay kém, múa vờn…
-khả năng ổn định tư thế kém
-tồn tại các phản xạ nguyên thủy
-ít co rút tại khớp
-chậm phát triển trí tuệ
Thể thất điều
-giảm trương lực cơ toàn thân
-rối loạn hoặc mất điều hòa vận động hữu ý
-phản xạ gân xương bình thường hoặc tăng nhẹ
-tồn tại phản xạ nguyên thủy
-không teo cơ hay co rút tại khớp
Thể khác
-thể liệt nhẽo
-thể phối hợp co cứng và múa vờn
2.Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bại não
-trẻ đẻ ra không khóc ngay, khóc yếu hay tím tái
-trẻ đẻ ra mềm nhẽo, ít vận động
-trể phát triển tinh thần, vận động chậm hơn trẻ cùng trang lứa
-trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, bú hay sặc
-không biết cầm nắm bằng tay
-gia đình găp khó khăn khi bế ẵm, chăm sóc do trẻ co cứng
-đầu thường rủ xuống, không ngẩng được
-khó khăn khi nghe nói, nhìn
-thay đổi tính cách thất thường
-có thể bị động kinh
-tồn tại phản xạ bất thường
3.Phục hồi chức năng
Nguyên tắc
-phát hiện và phục hồi chức năng sớm
-toàn diện và kiên trì
-dựa vào cộng đồng
-theo thể lâm sàng
-hội nhập với xã hội là mục tiêu cao nhất
*nguyên tắc điều trị theo thể lâm sàng:
-thể co cứng: làm giảm trương lực cơ, tăng vận động và phá vơ, ức chế phản xạ bệnh lí
-thể múa vờn: điều chỉnh trương lực cơ, giảm vận động vô ý thức bằng các điểm chủ chốt
-thể thất điều: tăng trương lực cơ bằng bài tập kích thích, điều chỉnh khả năng thăng bằng
Các phương pháp phục hồi chức năng
-tử ngoại trị liệu
-điện thấp tần
-thủy trị liệu
-vận động trị liệu
-ngôn ngữ trị liệu
-hoạt động trị liệu
*các kỹ thuật phục hồi vận động theo trình tư
-kt tạo thuận kiểm soát đầu-cổ, lẫy
-kt điều chỉnh tư thế bất thường
-kt tạo thuận kiểm soát thân mình-ngồi
-kt tạo thuận kiểm soát quỳ-bò
-kt tạo thuận kiểm soát đứng-đi