Đường lây truyền vi sinh vật
Rate this post

 1. Hậu quả của nhiễm trùng bệnh viện

Nhiễm trùng bệnh viện là một trong những vấn đề lớn của lĩnh vực truyền nhiễm học trên toàn thế giới. Nó có ý nghĩa to lớn và luôn đặt ra yêu cầu đối với mọi cán bộ y tế.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới ở 47 bệnh viện của 14 nước có nguồn nhân lực hạn chế (từ 1983 đến 1985) cho biết, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện khoảng 3 – 21%, tức là có 3 – 21 người trong số 100 người bệnh ra viện bị nhiễm trùng bệnh viện. Tỷ lệ mắc là khác nhau ở mỗi nước và mỗi bệnh viện. Các bệnh viện ở Trung Đông và Đông Nam Á có tỷ lệ mắc cao hơn các bệnh viện ở vùng châu Âu.

Một nghiên cứu về nhiễm khuẩn vết mổ ở 72 bệnh viện có 14.966 bệnh nhân tại Cộng hoà liên bang Đức (năm 1994) cho thấy tần suất mắc là 1,61%.

Nhiễm trùng bệnh viện gây ra nhiều hậu quả:

  • Kéo dài thời gian nằm điều trị nằm tại bệnh viện (cùng các hậu quả do nó gây ra cho gia đình và xã hội).
  • Tăng chi phí chăm sóc, thuốc, nhất là kháng sinh.
  • Tăng nguy cơ tử vong cao (gấp 2 – 4 lần, nếu nhiễm trùng bệnh viện là viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn máu).

Thêm vào đó là: Việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện không đúng sẽ  làm thúc đẩy việc chọn lọc vi khuẩn đề kháng và làm gia tăng sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn có khả năng gây NKBV.

NKBV có thể xảy ra khá lẻ tẻ (từng khoa, phòng) nhưng cũng có thể xảy ra thành dịch trong một bệnh viện hay nhiều bệnh viện (ví dụ do cùng sử dụng một sản phẩm bị nhiễm trùng như dịch truyền…).

 

2. Nguyên nhân

2.1. phía người bệnh

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng bệnh viện là những người bệnh nhân có suy giảm sức đề kháng và có chịu những can thiệp y học. Thường hay gặp ở:

  • Người bệnh nặng
  • Người cao tuổi hoặc trẻ đẻ non, thiếu tháng
  • Người  bệnh suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Người bệnh được thở máy, đặt sonde,…

2.2. Phía nhân viên y tế

  • Không thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc vô trùng, không đảm bảo an toàn truyền máu
  • Lạm dụng: Các thủ thuật, kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch…
  • Môi trường bệnh viện không đảm bảo vệ sinh, quản lý bệnh phòng
    không tốt …

Vậy tỷ lệ mắc NKBV hay gặp ở các khoa hồi sức cấp cứu, khoa ngoại, phụ sản, tiết niệu, vị trí thường hay gặp là viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi và nhiễm trùng máu.

2.3. Các tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh có thể :vi khuẩn, virus hoặc nấm, nhưng phần lớn là vi khuẩn (> 90%).

Các vi khuẩn hay gặp :

  • Cầu khuẩn Gram – dương:

+   Tụ cầu (tụ cầu vàng, tụ cầu da)

+   Liên cầu đường ruột

  • Trực khuẩn Gram – âm:

+   Trực khuẩn đường ruột: E. coli, Enterobacter, Proteus, Klebssiella

+   Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)

+   Nhiều vi khuẩn khác

Đường lây truyền vi sinh vật

Hình 1. Đường lây truyền vi sinh vật gây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp và không khí

Các vi khuẩn là căn nguyên NKBV đều kháng kháng sinh cao vì tiếp xúc, chọn lọc thường xuyên trong môi trường bệnh viện. Căn nguyên virus gặp là các virus lây truyền qua đường hô hấp (virus cúm , Adenovirus…), virus lây truyền qua đường máu như virus viêm gan B.

2.4. Nguồn gốc của căn nguyên gây bệnh

Trên cơ địa người bệnh nhân đã bị suy giảm sức đề kháng hoặc/và do can thiệp, cấu trúc giải phẫu bình thường và hàng rào bảo vệ tự nhiên (da, niêm mạc) bị tổn thương, vi khuẩn có thể từ chính cơ thể người bệnh (nội sinh) hoặc từ bên ngoài (ngoại sinh) xâm nhập vào cơ thể.

  • Nguồn gốc nội sinh (endogenous):

+    Là  vi sinh vật gây nhiễm trùng cơ hội thuộc vi hệ bình thường trên da, niêm mạc, từ đường tiêu hoá hay tiết niệu. Hay gặp là tụ cầu, liên cầu trên da và các trực khuẩn đường ruột hoặc trực khuẩn hoại thư sinh hơi (Clostridium perfringens…).

+    Những bệnh nhân nằm lâu ngày và suy giảm sức đề kháng dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp dưới do hít phải dịch đường hô hấp trên (hầu, họng) trong đó có vi khuẩn gây bệnh cơ hội như phế cầu, Haemophilus influenzae, Klebssiella.

  • Nguồn gốc ngoại sinh (exogenous): Vi sinh vật từ môi trường hay từ người bệnh khác hay từ nhân viên y tế qua tiếp xúc trực tiếp  (như bắt tay, hôn) hoặc gián tiếp (qua đồ dùng cốc, bát, đũa…) hoặc qua không khí ‚ƒ„, thức ăn, nước… xâm nhập vào người bệnh. thí dụ: những vi sinh vật bám trên những giọt nước lớn ‚ do ho, hắt hơi, nói bắn ra hoặc bám trên những giọt nước nhỏ lơ lửng ƒ hoặc trong hạt bụi „ theo không khí vào người bệnh; trực khuẩn mủ xanh nhiễm trong nguồn nước; vi khuẩn Acinetobacter trong máy thở không được khử trùng tốt; vi khuẩn từ bàn tay cán bộ y tế …

2.5. Con đường lan truyền

Nhiều đường khác nhau

  • Qua tiếp xúc vật bị nhiễm: Các đồ dùng vật dụng, quần áo, đồ vải, thiết bị
    vệ sinh…
  • Không khí
  • tay
  • Đường:  tiêm hay truyền tĩnh mạch, đặt sonde, catheter
  • Côn trùng như gián, ruồi, kiến…
Sơ đồ tổng quát về nhiễm trùng bệnh viện

 

Hình 2. Sơ đồ tổng quát về nhiễm trùng bệnh viện

 

3. Các biện pháp phòng chống nhiễm trùng bệnh viện

Nguyên tắc chung là cắt đứt đường lan truyền, giảm thiểu nguồn tác nhân gây bệnh, bằng cách:

  • Thực hiện triệt để nguyên tắc tiệt trùng và khử trùng:

+    Tất cả  vật dụng đưa vào cơ thể người bệnh đều phải được tiệt trùng; ví dụ dụng cụ phẫu thuật, bơm và kim tiêm, dây và dịch truyền, dụng cụ thăm dò (nội soi…)

+    Tuân thủ tuyệt đối  nguyên tắc về thao tác vô trùng trong phẫu thuật, tiêm truyền …

+    Khử trùng đúng kỹ thuật  máy móc, vật dụng không thể tiệt trùng được (ví dụ máy thở)

  • Thực hiện tốt  biện pháp vệ sinh bệnh viện đối với môi trường (nước, không khí, bề mặt)
  • Bàn tay sạch ( rửa tay sạch và xoa dung dịch cồn sát khuẩn trước và sau khi thăm khám hoặc chăm sóc người bệnh)
  • Nâng cao thể trạng người bệnh, chăm sóc, dinh dưỡng tốt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here