suy tim
Rate this post

1.Hậu quả của suy tim.

suy tim

1.1.Giảm cung lượng tim.

– Giảm vận chuyển oxy trong máu, giảm cung cấp oxy cho tổ chức.

– Lưu lượng máu giảm ở da, cơ, thận và ở 1 số tạng khác để ưu tiên máu cho não và động mạch vành.

– Cung lượng tim thấpÞlưu lượng lọc của thận thấp.

1.2.Tăng áp lực tĩnh mạch ngoại vi.

Suy tim phải: Tăng áp lực cuối TTr thất phảiÞ­ áp lực nhĩ phảiÞ­ áp lực ở các TM ngoại viÞTM cổ nổi, gan to, phù, tím tái…

Suy tim trái: Tăng áp lực cuối TTr thất tráiÞ­ áp lực nhĩ tráiÞ­áp lực TM phổi và mao mạch phổi. Máu ứ ở phổiÞ ¯ thể tích khí ở các phế nang, ¯ trao đổi oxy ở phổi Þ khó thở. Khi áp lực mao mạch phổi tăng nhiều, sẽ phá vỡ hàng rào phế nang- mao mạch, htương tràn vào các phế nang, gây phù phổi.

2.Phân loại và nguyên nhân.

2.1.Phân loại suy tim.

– Theo định khu: stim phải, stim trái, stim toàn bộ.

– Tình trạng tiến triển: stim cấp, stim mạn.

– Lưu lượng tim: stim giảm lưu lượng, stim tăng lưu lượng.

– Suy tim tâm thu và suy tim tâm trương.

2.2. Nguyên nhân suy tim

2.2.1.Nguyên nhân suy tim trái.

– THA: là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy tim trái. THA gây ­ hậu gánh.

– Bệnh van tim: HoHC (đơn thuần hoặc phối hợp), HoHL.

– Các tổn thương cơ tim: NMCT; viêm cơ tim do thấp, nhiễm độc, nhiễm khuẩn; các bệnh cơ tim.

– Một số rối loạn nhịp tim:cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất nhất là cơn rung nhĩ hay cơn cuồng nhĩ; cơn nhịp nhanh thất, bloc NT hoàn toàn.

– Một số bệnh tim bẩm sinh: hẹp eo ĐMC; còn ống ĐM…

Chú ý: HHL gây tăng áp nhĩ trái và mao mạch phổiÞcác triệu chứng như của stim trái. Nhưng HHL đơn thuần không gây stim trái vì HHL gây cản trở dòng máu tới thất tráiÞáp lực/thể tích cuối TTr thất trái ¯, thất trái không tăng gánh nên không thể suy được.

2.2.2.Nguyên nhân suy tim phải.

– Bệnh phổi, dị dạng lồng ngực- cột sống: các bệnh phổi mạn (hen PQ, VPQM, giãn phế nang, giãn PQ, xơ phổi, bệnh bụi phổi…; Nhồi máu phổi gây tâm phế cấp; Tăng áp ĐMP tiên phát; Gù vẹo cột sống và các dị dạng lồng ngực khác.

– Các nguyên nhân tim mạch: HHL là ngnhân thường gặp nhất; Bệnh tim bẩm sinh (hẹp phổi, tam chứng Fallot); các bệnh tim bẩm sinh có shunt trái- phải (TLN, TLT…) đến giai đoạn muộn sẽ có b/chứng tăng áp ĐMP và gây stim phải; VNTM nhiễm khuẩn gây tổn thương nặng van BL; u nhầy nhĩ trái, vỡ túi phình xoang Valsalva vào các buồng tim phải…

Chú ý: TDMT/VMNT co thắt có biểu hiện giống stim phải, nhưng thực chất đó chỉ là các ca thiểu năng tâm trương chứ không phải stim phải theo đúng nghĩa của nó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here