Rate this post

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân tâm thần ngày càng gia tăng, đòi hỏi bác sỹ các chuyên ngành đều cần có kiến thức vè tâm thần để nhận biết và điều trị chính xác, đem lại hiệu quả điều trị cao. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO 1991, rối loạn tâm thần chiếm 20-25% dân số thế giới.

Contents

1.Nguyên nhân của các bệnh tâm thần

Nguyên nhân thực tổn

-do tổn thương trực tiếp tại nhu mô não

-do chấn thương sọ não

-do nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não, giang mai não, áp xe não…

-do nhiễm độc thần kinh: rượu, ma túy, thuốc tác động lên hệ thần kinh…

-do các bệnh mạch máu: tăng huyết áp, xơ vừa động mạch, tai biến mạch máu não

-do tổn thương thực thể tại não: u não, teo não…

-do bệnh nội tiết, chuyển hóa, thiếu vitamin…

Nguyên nhân tâm lý

-loạn thần phản ứng

-các bệnh tâm căn: rối loạn phân ly, tâm căn suy nhược…

Nguyên nhân do cấu tạo thể chất bất thường và sự phát triển bệnh lí

-các thiểu năng trí tuệ

-các trạng thái nhân cách bệnh

Nguyên nhân chưa rõ

-bệnh tâm thần phân liệt

-bệnh loạn thần hưng- trầm cảm

-bệnh động kinh nguyên phát

-bệnh loạn thần tuổi già và trước tuổi già

2.Đặc điểm

Các đặc điểm riêng cơ bản

-hoạt động tâm thần là hoạt động tổng hợp, thống nhất, không thể chia cắt. Sự phân chia các hoạt động tâm thần chỉ có tính quy ước. Một triệu chứng tâm thần co thể ảnh hưởng đến nhiều triệu chứng khác.

-một triệu chứng tâm thần ít khi xuất hiện riêng lẻ mà thường kết hợp với nhau hình thành nên hội chứng nhất định.

-các triệu chứng và hội chứng tâm thần luôn luôn biến chuyển có những sắc thái riêng, tùy theo bệnh và tùy giai đoạn của bệnh. Nhưng không biến chuyển lộn xộn mà theo quy luật nhất định.

-bệnh tâm thần tuy phức tạp, nhiều nguyên nhân không rõ ràng nhưng có nhiều loại bệnh khác nhau nên cần phân loại bệnh.

-trong tâm thần học, việc đánh giá hội chứng và triệu chứng rất khó nhưng vô cùng cần thiết.

Triệu chứng âm tính và triệu chứng dương tính

-triệu chứng âm tính (hay các hiện tượng suy sụp) thể hiện sự tiêu hao, mất mát trong các hoạt động tâm thần. Ví dụ: cảm xúc cùn mòn, khô lạnh…

-triệu chứng dương tính (hay các hiện tượng kích thích) thể hiện sự biến đổi bệnh lí đa dạng, phong phú, nổi bật trong hoạt động tâm thần. Ví dụ: hoang tưởng, ảo giác…

3.Phân loại bệnh tâm thần

Trước đây trên thế giới chưa có sự thống nhất trong chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần. Trong những năm gần đây, quan điểm về phân loại bệnh chiếm ưu thế pử nhiều nước nên tổ chức y tế thế giới WHO đã liên hiệp được bảng phân loại quốc tế chung.

Đến năm 1992, ngành tâm thần học thế giới đã đưa ra bảng phân loại quốc tế lần thứ X, là tiếng nói chung về phân loại bệnh tâm thần trên thế giới.

Phân loại quốc tế lần thứ X bao gồm:

F00-F09: các rối loạn tâm thần thực tổn bao gồm cả rối loạn tâm thần triệu chứng

F10-F19: các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần

F20-F29: bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và rối laojn hoang tưởng

F30-F39: các rối loạn cảm xúc

F40-F49: các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể

F50-F59: các rối loạn hành vi kết hợp rối loạn sinh lí và các nhân tố cơ thể

F60-F69: các rối laojn nhân cách và hành vi ở tuổi thanh, thiếu niên

F70-F79: chậm phát triển tâm thần

F80-F89: các rối loạn về phát triển tâm lí

F90-F99: các rối loạn hành vi về cảm xúc thường khởi phát ở trẻ em và thanh, thiếu niên.