Viêm phổi ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến nhất là những thời điểm giao mùa và đặc biệt hay gặp ở trẻ sơ sinh,trẻ suy dinh dưỡng sức đề kháng kém cũng hay bị bệnh.Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển.Tại Việt Nam theo nghiên cứu thì trung bình mỗi đứa trẻ từ 3-5 lần mắc các bệnh nhiễm khuẩn về đường hô hấp và trong đó có tới 1-2 lần mắc viêm phổi.Tại các bệnh viện nhi tỉ lệ số trẻ đến khám và điều tri viêm phổi thường chiếm khoảng 30-40 %.Ở nước ta có khí hậu nóng ẩm gió mùa rất thuận lợi cho bệnh phát triển, nhất là tháng 4-5 và tháng 9-10.Viêm phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ,trên thế giới hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ tử vong do bệnh này.Tại Việt Nam ,tỉ lệ tử vong do viêm phổi cũng rất cao đứng hàng đầu chiếm 30-35% trong số ca tử vong do các bệnh nói chung và chiếm 75% số trường hợp tử vong do các bệnh về đường hô hấp.
1. Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp nhất là:
- Do vi khuẩn:hay gặp phế cầu,hemophilus influenze, và hiếm gặp hơn ở tụ cầu, E.coli, Klebsiella Pneumonila…
- Do virut:Theo nghiên cứu của Tổ chức thế giới thì có tới 60-70% viêm phổi ở trẻ là do virut, nhưng tùy thuộc vào mùa, tuổi mà có các chủng virut gây bệnh khác nhau như virut á cúm, á cúm, Adenovirut…
- Do ký sinh trùng:Pneumocystic( là một vi khuẩn chịu nhiệt) thường gây viêm phổi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ,trẻ suy dinh dưỡng,nấm Candida Albicans từ miệng lan xuống,
- Ngoài ra hiếm gặp hơn đó là do Mycoplasma thường gây bệnh cho trẻ trên 3 tuổi
Những yếu tố nguy cơ làm trẻ mắc bệnh như:
- Môi trường sống bị ô nhiễm nhiều khói bụi, nhà ở thì ẩm thấp trật trội
- Thời tiết trời ấm và lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virut phát triển và gây bệnh
- Tuổi:trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém
- trẻ đẻ non, đẻ nhẹ cân(<2500gram), trẻ mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS.trẻ hay mắc các bệnh hô hấp mãn tính như viêm họng,hen phế quản,lao,sởi hay các bệnh lý bẩm sinh như hở hàm ếch, tim bẩm sinh..
2. Điều trị viêm phổi ở trẻ
a/ điều trị tại tuyến cơ sở:
-Cần chẩn đoán xem trẻ có phải là viêm phổi không hay chỉ là ho cảm cúm.Nếu là viêm phổi xem có kèm theo các bệnh nặng nào khác không.Nếu không thì điều trị theo hướng sau: cho kháng sinh uống,thuốc giảm ho( bổ phế),hạ sột bằng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng hẹn khám lại sau 2 ngày
-Nếu là viêm phổi nặng chỉ định tiêm cho trẻ một mũi kháng sinh rồi cho chuyến viện
b/Điều trị tại bệnh viện
Phác đồ xử trí cho bệnh nhân viêm phổi:
- Chống suy hô hấp:
- khai thông đường thở bằng cách nới rộng quần áo cho trẻ,bế trẻ đứng,để trẻ nơi thoáng mát yên tĩnh
- Nếu có tình trạng suy hô hâp( khó thở kèm theo tím tái): cho trẻ thở oxy ngay thở liên tục hay ngắt quãng cho đến khi hết tím.Nếu có biểu hiện khó thở nặng như có cơn ngừng thở kéo dài thì cần đặt nội khí quản, bóp bóng hoặc thở máy
- Dùng thêm kháng sinh để phòng bội nhiễm:thường dùng kháng sinh nhóm β-lactam theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch:
- Penicillin 100000-200000 UI/kg/ngày chia 2-4 lần X 7-10 ngày hoặc dùng tới khi hết nhiễm khuẩn,
- có thể phối hợp cùng với kháng sinh nhóm aminozid:Gentamicin 3-5mg/kg/ngày chia 1-2 lần tiêm bắp
- Điều trị các rối loạn khác nếu có và theo dõi thường xuyên các chỉ số sinh tồn : mạch nhiệt độ huyết áp nhịp thở để có các biện pháp xử trí ngay khi có biến chứng
- Điều trị triệu chứng: nều có sốt(dưới 38,5 đô thì hướng dẫn người nhà cách chườm ấm để hạ sốt, trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt liều 10-15mg/kg cân nặng kết hợp với chườm ấm),sốt cao có thể dùng thêm thuốc an thần để phòng co giật.
c/ Chăm sóc:Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa đổ cho trẻ, bù đủ nước cho trẻ.