Diện tích dưới đường cong
Rate this post

NỒNG ĐỘ THUỐC TRONG HUYẾT TƯƠNG

1. Ý nghĩa

Nồng độ thuốc trong huyết tương thể hiện lượng thuốc có trong huyết tương tại thời điểm cố định t, và nó có thể được xác định bằng nhiều phương pháp thích hợp.

Việc xác định nồng độ thuốc có tác dụng tại mô không phải là dễ dàng, (ví dụ nồng độ thuốc tại mô phổi trong điều trị viêm phổi),nhất là các thuốc cần nồng độ cao trong mô thì lại càng khó, và nếu không đạt đủ nồng độ cho tác dụng thì thuốc không đạt hiệu quả. Ví dụ dùng kháng sinh cần đủ liều để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương( hay nồng độ ức chế tối thiểu :MIC là nồng độ tối thiểu có hiệu lực điều trị).

 

2. Nồng độ thuốc trong huyết tương/ diện tích dưới đường cong

Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong (Cp/ AUC) diễn tả nồng độ thuốc sau khi hấp thu ở 1 thời điểm xác định. Nồng độ thuốc trong huyết tương/diện tích dưới đường cong đối với thuốc dùng đường uống liều duy nhất thường có đường cong đi lên (theo lượng thuốc được hấp thu) và đạt đến nồng độ đỉnh  là nồng độ tối đa, sau đó đường cong đi xuống (biểu hiện thuốc đang được thải trừ). Đó là đồ thị đặc trưng cho các thuốc đường uống

Diện tích dưới đường cong

AUC, Cmax và Tmax là các thông số dùng để đánh giá hiệu quả của thuốc. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào đặc tính dược động học và dược lý của mỗi nhóm thuốc, mỗi nhóm thuốc và mỗi loại thuốc lại có hiệu quả khác nhau.

 

Diện tích dưới đường cong

Ví dụ hiệu quả của thuốc nhóm aminoglycosid (amikacin, gentamicin, kanamycin) phụ thuộc vào Cmax; trong khi hiệu quả của nhóm thuốc betalactam ( ví dụ ampicilin, amoxicilin, cephalexin…) lại phụ thuộc vào thời gian nồng độ thuốc trong huyết tương cao trên MIC( nồng độ tối thiểu cho tác dụng). Do vậy, tổng liều trong ngày của thuốc nhóm aminoglycosid nên dùng 1 lần là tốt nhất (trừ phụ nữ có thai và điều trị viêm màng trong tim) nhằm đạt được nồng độ thuốc cao hơn trong máu thay cho việc dùng 2 đến 3 lần/ngày. Tổng liều trong ngày của thuốc nhóm bêta-lactam dùng cho người lớn nên chia làm 4 lần để tăng tối đa thời gian vi khuẩn tiếp xúc với kháng sinh.

 

3. Yếu tố quyết định đến diễn biến của đường cong nồng độ thuốc

Các yếu tố ADME (- hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ) quyết định đến nồng độ thuốc và dĩ nhiên sẽ làm thay đổi đường cong nồng độ. Các yếu tố ADME thay đổi có thể ảnh hưởng tới nồng độ thuốc trong huyết tương và thay đổi tác dụng của thuốc. Ví dụ đường cong nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ tăng nếu:

  • Hấp thu mạnh
  • Phân bố thấp
  • Chuyển hoá ít
  • Thải trừ chậm

các yếu tố ADME sẽ khác nhau ở các bệnh nhân có bệnh lý về gan thận, khả năng thải trừ aminoglycosid (như amikacin, gentamicin…) sẽ thấp và nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao so với bình thường sẽ dẫn đến nguy cơ độc cho cơ thể. Cần hiệu chỉnh liều thuốc nhóm aminoglycosid cho người bệnh này để ngăn ngừa nguy cơ gây độc cho tai và thận.

 

4. Xác định nồng độ thuốc trong huyết tương trên một bệnh nhân cụ thể

Nồng độ thuốc trong huyết tương có thể được xác định bằng các phương pháp sinh hoá, nhưng khá khó thực hiện ở thực tế do hiện nay trang thiết bị y tế còn khá nghèo nàn, nhất là một số vùng ở nông thôn. Hơn nữa, nếu không được đào tạo chuyên sâu rất khó xử lý dữ liệu khi đã thực hiện những phương pháp đó

Thực tế, quan sát kỹ khi theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng để tìm hiểu các biểu hiện lâm sàng về các tác dụng có lợi hay tác dụng độc của thuốc.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here