Rate this post

Suy nhược thần kinh hay còn gọi loạn thần kinh suy nhược, tâm căn suy nhược… là bệnh tâm căn mà triệu chứng nổi lên hàng đầu là suy nhược.

1.Nguyên nhân

Yếu tố tâm lí là chủ yếu

Sang chấn tâm lí thường có cường độ nhỏ hay trung bình, ít khi là sang chấn mạnh.

Thường có nhiều sang chấn chồng chất kết hợp lên nhau.

Thời gian tác động thường kéo dài, trường diễn. Nội dung sang chấn thường gây trạng thái lo âu, chờ đợi, căng thẳng nội tâm…chưa có cách giải quyết.

Một số sang chấn thường gặp

-tuổi nhỏ sống trong gia đình luôn có sự căng thẳng do sự đối xử thô bạo của cha mẹ, tai họa đột ngột trong gia đình, anh chị em bị phân biệt đối xử…

-tuổi trưởng thành: công tác thất bại, mẫu thuẫn với đồng nghiệp, cá nhân , tổ chứ; quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng không hòa thuận…

-tuổi già: sức khóe giảm sút, địa vị không còn…

Yếu tố cơ thể

Đóng vai trò yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh khởi phát

Nhân cách và loại thần kinh

Thường phát sinh ở người có loại hình thần kinh trung gian bị suy yếu hoặc mạnh không thăng bằng, yếu.

2.Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn khởi phát

Bắt đầu thường có rối loạn tiền tâm căn nhất thời. Rối loạn này có thể hồi phục nếu kịp thời điều trị và nghỉ ngơi thích hợp.

Giai đoạn toán phát

-kích thích suy nhược (97%):

Suy nhược cơ thể và trí óc nhưng trí óc chiếm nhiều hơn

Suy nhược không mất khi nghỉ ngơi

Trường hợp kín đáo: giảm năng suất lao động, học tập, công tác.

-nhức đầu (88%):

Lúc đầu xuất hiện khi làm việc căng thẳng, sau nhức đầu thường xuyên.

Nhức đầu khu trú đa dạng, lan tỏa nhiều hướng

Thời gian nhức đầu ban ngày nhiều hơn đêm, tăng khi làm việc, khi xúc cảm; nghỉ ngơi giảm ít.

Nhức đầu âm ỉ, liên tục, thỉnh thoảng có cơn đau đầu dữ dội.

-rối loạn giấc ngủ(86%):

hiện tượng ngủ nhiều chiếm 5%

ngủ ít chiếm 95%

Biểu hiện: khó ngủ, giác ngủ ngắt quãng, có nhiều ác mộng khi ngủ.

Ngủ dậy bệnh nhân mệt mỏi, không thoải mái, có khi đêm thức ngày lại buồn ngủ.

Bệnh nhân lo lắng lại càng mất ngủ và tạo nên vòng xoắn bệnh li. Rối loạn giấc ngủ do quá trình nội ức chế bị suy yếu, do đó không đủ mạnh để ức chế toàn bộ vỏ não.

-rối loạn cơ năng khác:

Ngoài ba triệu chứng trên, bệnh nhân còn có biểu hiện đa dạng khác:

rối loạn cảm giác giác quan chiếm 75%, biểu hiện: chóng mặt do rối lọan tiền đình nhưng không rung giật nhãn cầu…

rối loạn thính giác: thường ù tai

rối loạn thị giác: hay mỏi mắt, nổ đom đóm mắt

rối loạn thần kinh thực vật nội tạng: hay đánh trống ngực, có thổi tâm thu cơ năng, đau ngực, mạch nhanh, huyết áp dao động nhẹ.

phản xạ gân xương tăng nhẹ 2 bên

nam giới có rối loạn tình dục, nữ giới có rối loạn kinh nguyệt…

3.Cận lâm sàng

-điện giải: tăng ion Na, K; giảm ion Ca, Mg

-điện tim: sau ngủ dậy vẫn duy trì 1 số sóng chậm

-điện não: nhịp alpha rõ ràng và chậm hơn

4.Tiến triển và tiên lượng

Bệnh có thể tiến triển tốt nếu điều trị đúng cách.

Điều trị chủ yếu dùng tâm lí liệu pháp gồm: giải thích hợp lí cho bệnh nhân, luyện tập thư giãn và bồi dưỡng nhân cách tốt cho bệnh nhân. Ngoài ra có thể điều trị triệu chứng kèm theo tùy trường hợp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here