Vi khuẩn
Rate this post

Vi hệ bình thường ở cơ thể người

Phổ vi khuẩn thường gặp trên cơ thể người

Tên vi khuẩn Da Mũi Miệng Hầu họng Ống tiêu hoá dưới Sinh dục ngoài Tiết niệu trước Âm đạo
Actinomyces + + +
Bacteroides (kỵ khí) + + +++ + + +++
Bifidobacterrium +++ (+) +
Clostridium (kỵ khí) (+) + (+) (+) (+) (+)
Corynebacterrium + ++ + + (+) ++ +++ +++
Enterobacteriaceae (+) (+) (+) (+) + + ++ +
Fusobacterium (kỵ khí) ++ + ++ + + +
Haemophilus + + +++ (+) ++
Lactobacillus (+) + + + (+) (+) +++
Mycoplasma (+) + (+) (+) +++ ++
Mycobacterium + (+) (+) (+) + (+) (+)
Neisseria (+) (+) + + (+) + + (+)
Peptococcus (kỵ khí) (+) (+) + + (+) + + +++
Staphylococcus aureus  (tụ cầu vàng) + +++ +++ +++ (+) + ++ (+)
S. epidermidis (tụ cầu da) +++ +++ ++ ++ (+) +++ +++ +++
Liên cầu nhóm A (+) + + (+) (+) (+)
E. faecalis (cầu khuẩn đường ruột, liên cầu nhóm D) (+) (+) (+) (+) + + ++ +
Liên cầu nhóm viridans + + + + (+) ++ + +
S.pneumoniae  (phế cầu) (+) + +
Candida (nấm) (+) (+) + (+) (+) (+) (+) +

 

  • Số lượng vi khuẩn. Ví dụ:

+   Trên da 106/cm2

+   Trong miệng 109/ml nước bọt

+   Trong tá tràng và hành tá tràng 104/ml (nhiều liên cầu và lactobacili)

+   Trong đại tràng 1011/g phân khô

+   Trong âm đạo 107/ml dịch

  • Tuỳ từng địa điểm mà tỉ lệ vi khuẩn kỵ khí và ưa khí có khác nhau, ví dụ:

+   10:1 ở da, đường tiết niệu, phần sinh dục ngoài, âm đạo

+   30:1 ở niêm mạc miệng

+   100 – 1000:1 trong đại tràng

Cơ sở của sự cùng chung sống này là: Các vi khuẩn sử dụng oxy tạo ra môi trường vi khí hậu kỵ khí cần thiết cho các vi khuẩn kỵ khí.

Vi khuẩn

Ở mỗi địa điểm đều có các vi khuẩn gây bệnh cơ hội, nghĩa là một khi chúng rời khỏi nơi thường trú và xâm nhập vào nơi khác (bộ phận cơ thể) hoặc mô tế bào khác chúng có thể trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm (nhất là ở những người giảm sức đề kháng). Ví dụ đại tràng là nơi “dự trữ” nhiều tác nhân gây bệnh (hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau); đặc biệt nguy hiểm là:

  • Các vi khuẩn đường ruột mang các plasmid đề kháng (gọi là R – plasmid) và
  • Các vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm trùng máu và viêm có mủ như Bacteroides fragilis, Peptostreptococcus anaerobius, Peptostreptococcus asaccharolyticus, Clostridium perfringens …

Mỗi một lần điều trị bằng kháng sinh là một lần tác động vào sự cân bằng của vi hệ bình thường; vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh sẽ bị tiêu diệt; dưới áp lực chọn lọc vi khuẩn kháng kháng sinh được giữ lại và làm mất sự cân bằng cho cơ thể người. Mất cân bằng trong vi hệ bình thường cũng có thể phát triển thành bệnh, ví dụ viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile hoặc rối loạn tiêu hoá sau khi dùng kháng sinh phổ rộng đường uống dài ngày.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here