Những bài thuốc về cây sài đất
Nền Y Dược học cổ truyền Việt Nam, sài đất đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh.
Sài đất trong chữa rôm sảy ở trẻ em: cây sài đất vò nát, pha nước tắm cho trẻ.
Dùng chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, giã nát, pha cùng với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.
Dùng chữa sốt xuất huyết: dùng sài đất tươi 30 g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20 g, củ sắn dây 20 g (có thể dùng lá sắn dây), hòe hoa (sao cháy) 16 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều,có thể
thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.
Dùng chữa viêm cơ (bắp chuối): sài đất tươi 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Kết hợp cùng với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.
Dùng chữa viêm tuyến vú: sài đất 50 g, bồ công anh 20 g, kim ngân hoa 20 g, thông thảo 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dùng chữa viêm bàng quang: sài đất tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dùng chữa mụn nhọt: sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc (thổ phục linh) 10 g, bồ công anh 20 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dùng chữa mụn, lở, chàm: sài đất 30 g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống mỗi ngày một thang. Đồng thời dùng sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.
Dùng chữa ung thư môn vị: sài đất 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Dùng chữa bệnh cảm cúm
Cảm mạo là một bệnh chứng,bao hàm các bệnh lý cấp tính thuộc đường hô hấp do virut hoặc do vi khuẩn gây nên. Các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường là khởi bệnh đột ngột như : sốt đột ngột, nhức mỏi tay chân, đau nhức mình, đau họng, sổ mũi, ho khan và có cảm giác rất mệt mỏi. Cúm bội nhiễm rất hay gặp do virut cúm làm giảm sức chống đỡ của các tế bào miễn dịch của phổi. Triệu chứng là ho có đờm, lúc đầu có màu trắng, loãng, sau có màu vàng xanh. Người già và trẻ em dễ bị bội nhiễm vi khuẩn gây nên viêm phổi.
Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại thảo dược điều trị cảm cúm và sài đất là một trong những loại thảo dược dễ tìm và thường được sử dụng. Sài đất còn có tên gọi là húng trám, ngổ núi… thuộc họ cúc. Do là cây mọc hoang nên rất dễ trồng, được trong nhiều làm thuốc. Cây có nhiều loại nhưng thường sử dụng làm thuốc là loại cây có hoa màu vàng, cuống dài, lá nhám và có lông, rìa lá có răng cưa và điều dễ nhận biết là có mùi thơm như rau ngò om, thường gọi là cây ngổ đất. Trong Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm ho, mát máu nên thường được dùng để trị cảm mạo, sốt, viêm họng, viêm phế quản phổi, mụn nhọt… Theo kinh nghiệm , bộ phận dùng tốt nhất thường là toàn cây, chỉ bỏ rễ. Dân gian thường dùng cây còn tươi để làm thuốc thì hiệu quả sẽ cao hơn hoặc có thể phơi khô để sử dụng dần, cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
* Cách sử dụng sài đất như sau :
-Dùng Trị sốt cao : sài đất : từ 20 – 50g, giã nát, pha với nước uống, phần bã còn lại đắp vào lòng bàn chân.
* Có thể phối hợp sài đất với 1 số vị thuốc để điều trị cảm cúm như sau :
– Kim ngân hoa dùng 30 g.
– Tía tô 3g.
– Kinh giới 3g.
– Cam thảo đất 3 g.
– Sài đất 3g.
– Mạn kinh 2g.
– Gừng 3 lát.
Tất cả đem sắc với 3 chén nước còn 1 chén, chia làm 2 lần uống,mỗi ngày 1 thang.