Đường dùng thuốc
Rate this post

CÁC QUÁ TRÌNH DƯỢC ĐỘNG HỌC

Các quá trình dược động học quyết định đến sự thoái giáng của thuốc trong cơ thể bao gồm: Hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ

Đường dùng thuốc

Sự thoái giáng của các thuốc trong cơ thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Các yếu tố của thuốc:

+   Tính ái mỡ/ tính ái nước của thuốc.

+   Kích thước phân tử.

+   Liên kết protein.

  • Yếu tố bệnh nhân:

+   Tuổi, giới.

+   Trọng lượng, diện tích da.

+   Khối lượng mỡ.

+   Lượng nước trong cơ thể.

+   Chức năng thận.

+   Chức năng gan.

+   Bệnh tật.

+   Phụ nữ mang thai.

+   Gene di truyền.

  • Các yếu tố khác:

+   Thuốc khác

+   Các thức ăn, thuốc, sữa, nước, nước nho…

 

1. Hấp thu

Thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu khi dùng đường tiêm, hấp thu qua đường tiêu hoá khi dùng đường uống hay đường đặt trực tràng cũng như có thể hấp thu qua các đường khác.

Các đường dùng thuốc:

  • Đường tiêu hoá: Uống, đặt trực tràng.
  • Ngoài đường tiêu hoá: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm động mạch.
  • Dùng ngoài: Bôi ngoài da.
  • Đường hít, khí dung.
  • Các đường khác: Mắt, tai, mũi, dưới lưỡi, âm đạo, đường niệu, trong da, dưới da, trong tim, trong màng bụng, trong khớp,  trong tuỷ, trong màng cứng…

Các ưu điểm khi dùng thuốc đường uống

Dùng thuốc đường uống là an toàn và có tỷ lệ hiệu quả – chi phí cao nhất. Đường uống hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn và choáng phản vệ (phản ứng phản vệ) so với dùng đường tiêm. Nên lựa chọn đường uống khi có thể.

Trong trường hợp cấp cứu hay bệnh nhân hôn mê không thể dùng đường uống thì mới dùng đường tiêm và các đường khác.

Không phải tất cả các thuốc đều được hấp thu qua đường tiêu hoá, ví dụ aminoglycosid không hấp thu qua đường tiêu hóa.

Biện pháp cải thiện hấp thu thuốc qua đường uống

Một vài điểm cần nhớ để đảm bảo thuốc được hấp thu tối ưu (đồng nghĩa với nồng độ thuốc trong máu đạt được là tối ưu):

  • Dùng một số thuốc khi dạ dày rỗng, trước bữa ăn. Ví dụ: phenoxymethyl penicilin, flucloxacilin, erythromycin, azithromycin, roxithromycin, ciprofloxacin, norfloxacin, tetracyclin, rifampicin
  • Uống thuốc với ít nhất một cốc nước. Không được uống tetracyclin (gồm doxycyclin, tetracyclin) với sữa, kháng acid. Nếu phải dùng cả hai loại thì nên dùng thuốc và sữa/ kháng acid cách nhau ít nhất 2 giờ.

2. Phân bố

Thuốc muốn gây ra tác dụng dược lý thì phải phân bố được tới cơ quan đích. Phân bố của thuốc bị ảnh hưởng bởi chính đặc tính của thuốc (như kích thước phân tử, tính ái mỡ/ tính ái nước) và phụ thuộc vào tính chất của cơ quan đích (như hàng rào máu não)

Một số cơ quan đích rất khó thâm nhập. Các cơ quan này bao gồm dịch não tuỷ (CSF), xương, mắt. Một số thuốc có khả năng phân bố vào các cơ quan đích này tốt hơn các thuốc khác. Chúng ta phải chọn lựa các thuốc có khả năng phân bố tốt. Ví dụ các cephalosporin thế hệ 3 (cefotaxim và ceftriaxon…) phân bố tốt vào dịch não tuỷ.

Các thuốc có khả năng phân bố vào rau thai và sữa  mẹ. Phải biết thuốc có được phân bố vào nhau thai hoặc sữa mẹ hay không và với lượng bao nhiêu, vì cần quan tâm đến tác dụng có thể có của thuốc trên bào thai và đứa trẻ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here