Bệnh đái tháo đường khi có thai
Theo quan điểm chuyển hóa, có thai giống như tình trạng nhịn đói, nồng độ đường và các acid amin giảm trong khi các acid béo tự do, các thể cetonic và các triglyceride trong huyết tương lại tăng cao. Hậu tquả là xuất hiện tình trạng nhiễm acid cetonic mà không tăng đường huyết đáng kể ở người đái tháo đường khi có thai. Insulin và glucagon của người mẹ không qua được rau thai, song các muối acetoacetate và beta-hydroxybutyrat thì dễ dàng qua được rau thai và được oxy hóa bởi não và gan của thai nhi.
Mặc dù thai có nhu cầu về glucose song tình trạng có thai lại là một trạng thái đái tháo đường bởi vì có sự xuất hiện kháng insulin.
Sự gia tăng nhiều hormone khi có thai có thể là nguyên nhân gây ra sự đề kháng Insulin, trong đó có progesterone, estrogen,prolactin và lactogen nhau thai của người.
Tình trạng có thai ở những người đái tháo đường có nguy cơ làm tăng tỉ lệ chết chu sinh và làm tăng tỉ lệ các dị thường bẩm sinh.
Việc kiểm soát nồng độ đường đặc biệt trong giai đoạn tạo cơ quan, sẽ làm giảm các tị lệ dị thường bẩm sinh. Cần nhấn mạnh khuyến cáo về tầm quan trọng của việc giám sát tại nhà nồng độ đường và sự cần thiết phải điều chỉnh lượng insulin nhằm duy trì nồng độ đường trong máu lúc đói ở mức bình thường và nồng độ đường sau bữa ăn không cao quá 7,8 mmol/l. cũng phải giám sát cả hemoglobin đã bị thủy phân trong khi có thai. Khám siêu âm thai và nồng độ anpha-fetoprotein phải được định lượng vào tuần lễ thứ 20 để phát hiện các khuyết tật của ống thần kinh.
Các phụ nữ có có một cơ may tuyệt hảo của một tình trạng có thai bình thường, có xác xuất an toàn chung quanh đẻ lên tới 90%. Không có bằng chứng nào nói rằng có thai khiến bệnh thận do đái tháo đường nặng thêm. Tuy nhiên việc chăm sóc các sản phụ cần phải có các nhà sản khoa giỏi trong việc xử lý thai nhiều nguy cơ, những chuyên gia về sơ sinh, những chuyên gia đái tháo đường và các chuyên gia bệnh thận.
Sự kháng insulin của tình trạng có thai bình thường cũng góp phần ào bệnh đái tháo đường khi có thai ở những phụ nữ mà khả năng tiết chế insulin không đủ đáp ứng các nhu cầu gia tăng khi có thai. Một lý do quan trọng cần phải nhận biết sớm bệnh này là nó gây ra chế tiết quá mức insulin của thai rồi có thể gây ra tật khổng lồ cho thai và tăng nguy cơ chấn thương thai khi đẻ và khả năng phải mổ lấy thai.
Hiện chưa có tiêu chuẩn để mọi người chấp nhận để chẩn đoán hoặc thử nghiệm sàng lọc bệnh đái tháo đường khi có thai nếu đường huyết lúc đói bình thường.
Bệnh đái tháo đường khi có thai được điều trị bằng chế độ ăn, nếu đường huyết lúc đói vẫn cao thì sử dụng liệu pháp insulin. Sau khi đẻ, sự dung nạp carbonhydrat có thể trở lại bình thường, song 30% số phụ nữ có bệnh đái tháo đường khi có thai xuất hiện bệnh đái tháo đường nội trong 5 năm sau khi có thai.