Các rối loạn huyết học
Trong khi có thai thể tích huyết tương tăng nhiều hơn so với khối hồng cầu, do vậy nồng độ hemoglobin tụt xuống 10-20 g/l là một tình trạng bình thường. Khi có thai, thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt và thiếu acid folic. Vì khi thai nhi lớn lên phải sử dụng các nguyên liệu này với số lượng lớn và sự thiếu hụt này có thể ngăn ngừa được bằng cách cung cấp bổ sung sắt và aicd folci. Tình trạng có thai cũng làm tăng bạch cầu trong máu, đôi khi có thể lên tới 18.000/mm3.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể trở nên nặng nề hơn khi có thai và tình trạng tắc mạch xảy ra nhiều hơn, nhất là lúc chuyển dạ và thời kì sau đẻ. Các nguy cơ sảy thai, đẻ non và chết sơ sinh đều cao.
Giảm tiểu cầu trong máu khi có thai thường xảy ra nhiều nhất do tiền sản giật, mặc dù nhiễm khuẩn huyết và tử ban giảm tiểu cầu vô căn cũng có thể là nguyên nhân. Trong ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn thấy các kháng thể kháng tiểu cầu vượt qua rau thai và cũng có thể gây ra giảm tiểu cầu ở thai nhi. Có chỉ định mổ lấy thai nếu số lượng tiểu cầu lấy ở mẫu máu cuống rốn chọc qua da vào tuần lễ thứ 36-37 của thai kì thấp hơn 50.000/mm3.
Thai chết lưu thường có kèm nghẽn tĩnh mạch rau thai tới xảy ra ở các phụ nữ có chất được gọi là chất chống đông máu luput. Một globulin miễn dịch gắn vào các phân tử photpholipid và ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Chất chống đông máu luput thực sự có khả năng gây ra nghẽn mạch nhiều hơn là chảy máu nên dùng aspirin và presnisolon trong suốt thời gian có thai có thể làm giảm tỉ lệ thai chết lưu.
Đông máu nội mạch rải rác có thể xảy ra do rau thai bong non, thai chết lưu, atwcs mạch ói, dùng huyết thanh mặn để gây sảy thai hoặc do tiền sản giật tối cấp và có thể điều trị khỏi bằng cách xử lý các nguyên nhân nói trên.
Các bệnh ung thư và thai nghén
Chưa thấy có ghi nhận về truyền bệnh bạch cầu hoặc u lympho sang thai nhi và không có bằng chứng rõ ràng là có thai sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình của bất kì loại ung thư nào, tuy vậy, có thể là nồng dộ cao estrogen khi có thai làm gia tăng tiến trình ung thư vú nhanh hơn.
Việc quyết định liệu có nên kết thúc tình trạng có thai hay không ở các phụ nữ mắc bệnh ung thư đòi hỏi phải cân nhắc xem liệu tình trạng có thai có gây một trở ngại đáng kể nào cho trị liệu hữu hiệu và liệu thai có chịu một ảnh hưởng gì nguy hiểm của một trị liệu như vậy hay không. Mặc dù phần lớn các thuốc chống ung thư đều có khả năng gây quái thai hoặc khiến thai bị suy mòn, song vẫn có nhiều đứa bé đã ra đời khỏe mạnh đúng cữ mặc dù mẹ chúng đã dùng hóa trị liệu lúc thụ thai hoặc trong ba tháng đầu. Do vậy, đành rằng việc an toàn hơn cho thai nhi vẫn là tránh cho thai khỏi tiếp xúc. Xong việc nạo thai hay không phải phụ thuộc vào nguyện vọng của cặp vợ chồng.