1. Định nghĩa
Cửa sổ điều trị là gì?
Khi vẽ đồ thị có 2 đường song song biểu diễn ngưỡng điều trị(nồng độ tối thiểu có tác dụng, với kháng sinh là MIC)và nồng độ tối thiểu gây độc (nồng độ tối đa của thuốc mà chưa gây tác dụng độc cho cơ thể) thì khoảng cách giữa 2 đường song song ấy là cửa sổ điều trị.
Chú ý: Một số tài liệu dùng thuật ngữ: cửa sổ điều trị, hoặc phạm vi điều trị, hoặc khoảng cách điều trị, hoặc khoảng giới hạn sử dụng.
Từ nồng độ thuốc trong huyết tương Cp/ thời gian dưới đường cong và cửa sổ điều trị,có thể biết được nhiều thông số dược động học khác: thời gian thuốc bắt đầu tác dụng, thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương…
2. Ý nghĩa
Trong điều trị, phải dùng thuốc sao cho liều dùng nằm trong khung cửa sổ điều trị có nghĩa là lượng thuốc đưa vào phải đạt tới nồng độ cho tác dụng dược lý nhưng không được phép gây độc hay cho tác dụng không mong muốn.
3. Ý nghĩa lâm sàng của cửa sổ điều trị
Vị trí và chiều rộng của cửa sổ điều trị được xác định bằng các yếu tố dược lực học. Ttr]ơngf hợp bệnh nhân có biểu hiện tương tác với thuốc khác thì có thể cửa sổ điều trị có thể mở rộng. Do đó có nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn để có thể đạt được hiệu quả điều trị.
Trtrường hợp lại có tác dụng hiệp đồng thuốc khác, cửa sổ điều trị sẽ thấp xuống. Chỉ cần nồng độ thuốc thấp hơn vẫn có thể có tác dụng.
Độ rộng của cửa sổ điều trị cũng rất khác nhau. Trong trường hợp thuốc có độ an toàn thấp, độ rộng của cửa sổ sẽ hẹp lại. với những thuốc đó khi sử dụng phải rất thận trọng vì chỉ quá một liều nhỏ cũng rất nguy hiểm. Thận trọng hơn khi kết hợp với các thuốc khác hay tương tác với đồ ăn thức uống có thể làm tăng tác dụng dược lý của thuốc dẫn đến gây độc. Đối với từng bệnh nhân cũng vậy, cần lưu ý thăm khám và điều khi tiền sử kĩ trước khi sử dụng thuốc và đưa ra liều phù hợp với những thuốc có phạm vi an toàn hẹp. Ví dụ cửa sổ điều trị của theophylin ở trẻ em hẹp hơn người lớn.
Các thuốc khác nhau có cửa sổ điều trị khác nhau;Một thuốc có cửa sổ điều trị hẹp tức là nồng độ cho tác dụng và nồng độ gây độc rất gần nhau nên phải thật chú ý khi sử dụng. ví dụ: strychnin…
Ví dụ về các thuốc có cửa sổ điều trị hẹp như thuốc chống ung thư, amonoglycosid, theophylin. Chúng ta phải rất thận trọng nên dùng liều điều trị hiệu quả và theo dõi độc tính khi sử dụng các loại thuốc kể trên. Các thuốc khác (như penicilin G) có cửa sổ điều trị rộng hơn.