nhận biết trẻ chưa thành niên có nguy cơ tự sát
Việc nhận biết trẻ chưa thành niên có nguy cơ tự sát hay bị trầm cảm là một điều khó khăn. Yếu tố tâm lý sâu xa và thường gặp nhất nơi những trẻ chưa thành niên có ý định tự sát là trầm cảm, biểu hiện bằng các suy nghĩ mất hi vọng, mất lòng tự trọng, tuyệt vọng và các phiền muộn về thể xác. Ở trẻ chưa thành niên nhỏ tuổi, những biểu hiện được gọi là trầm cảm của các vấn đề học trò và hành vi bộc phát có thể bao gồm cả vấn đề phạm tội. trẻ chưa thành niên nhỏ tuổi cũng có thể có khó khăn trong việc mô tả các đặc điểm cảm nghĩ của mình. Ở trẻ lớn hơn việc lạm dụng ma túy phổ biến hơn. Những trẻ chưa thành niên bị chấn thương cần được hỏi về nguyên nhân gây chấn thương để loại trừ hành vi tự sát. Một trẻ chưa thành niên trầm cảm đang suy nghĩ vè tự sát thường mong muốn có cơ hội bộc lộ những ý nghĩ của mình.
Một khi đã nhận dạng được đưa trẻ có ý định tự sát thì cần đánh giá đầy đủ vấn đề. Phải tìm hiểu sâu rộng về đứa trẻ, về gia đình và phải hỏi han cả đứa trẻ và gia đình. Cha mẹ và những người bảo vệ đứa trẻ phải được thông itn ngay lập tức về hành vi tự sát. Giữ kín không phải là điều quan trọng đứng trước một nguy cơ tự sát. Có chủ tâm tự sát cũng quan trọng không kém khả năng làm chết người của phương pháp tự sát. Nhiều trẻ chưa thành niên chưa hiểu biết nhiều về mấy khả năng làm chết người. việc hỏi han phải tập trung vào mấy rối loạn tâm thần trong gia đình, về tiền sử các vấn đề rắc rối tâm lý nơi đứa trẻ, về lạm dụng tình dục và hành vi tình dục kể cả tình trạng cùng giới, là vì những trẻ chưa thành niên đồng tính thấy có nguy cơ tự sát cao hơn. Tất cả các trẻ chưa thành niên có nguy cơ tự sát đều cần được một thầy thuốc tâm thần thăm khám càng sớm càng tốt.
Trong các tình huống khẩn cấp, người thầy thuốc phải quyết định xem điều trị nội trú hay ngoại trú là thích hợp. Nếu cần điều trị ngay tức khắc thì cần tìm ngay thầy thuốc tâm thần đến sau khi được trị nội khoa. Sau khi nạn nhân được điều trị nội khoa ổn định rồi nhà lâm sàng phải quyết định xem nạn nhân còn đang trong tình trạng nguy cơ tự sát không. Một số chương trình khuyến nghị nên cho nhập viện tất cả các trẻ chưa thành niên có hành vi toan tự sát và người ta khuyên bao giờ cũng phải cho nhập viện các tình huống sau:
- Những người vẫn còn chủ tâm tự sát
- Những người trước đây đã có hành động tự sát
- Tất cả những người trầm cảm nặng
- Những người đang bị khốn đốn vì lạm dụng ma túy
- Những người đã toan tự sát bằng các phương pháp làm chết người
- Những người không có môi trường hỗ trợ tại nhà
Khi nạn nhân được ra viện, người thầy thuốc lâm sàng cần giám sát sự tuân thủ chương trình điều trị tâm thần. Những nạn nhân khó tiếp cận điều trị nên thông qua người thầy thuốc chăm sóc ban đầu là cách tốt nhất để giám sát sự tuân thủ điều trị.